Hiệu quả của thuốc đặc trị rệp sáp hồng Classico 480EC trên cây Mì.

HIỆU QUẢ CỦA THUỐC CLASSICO 480EC ĐẶC TRỊ RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI MÌ (SẮN)

Rệp sáp bột hồng có tên gọi (Phenacocua manihoti) hại mì là đối tượng dịch hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ. Từ tháng 6/2012, ngành Nông nghiệp phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn tại Tây Ninh và đến tháng 5/2013, tỉnh này đã công bố dịch rệp sáp bột hồng với hơn 30% diện tích trồng sắn bị hại. Từ năm 2013 đến nay, rệp sáp bột hồng tiếp tục lây lan sang nhiều tỉnh khác như Đồng Nai, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, ….

Rệp sáp bột hồng có khả năng lây lan rất nhanh qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên phương tiện vận chuyển… và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sắn. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở những địa phương khác. Khi bị RSBH tấn công, cây mì có hiện tượng chùn ngọn và nếu bị nhiễm ở mật độ cao có thể làm rụng hết lá. Do vậy, chất lượng và năng suất sẽ giảm đáng kể. 

repsap-mi

            

Trước thực trạng này, việc tìm ra các giải pháp để ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ loài RSBH đang là vấn đề cấp bách nhằm bảo vệ cây mì tại VN cũng như trong toàn khu vực. TS Trịnh Xuân Hoạt, Phó Viện trưởng Viện BVTV nhấn mạnh: “Chúng tôi xem sâu bệnh trên cây mì là một vấn đề mới và nghiêm trọng không riêng ở quốc gia nào mà ở toàn khu vực. Do đó, cần có kiến thức hiểu biết rộng về loại dịch hại này và hợp tác nghiên cứu giữa các nước để giải quyết những mối đe dọa trên cây trồng”.

Theo TS Ngô Quang Vinh, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (IAS) cho biết: “Không chỉ gây hại cho cây mì, RSBH còn xuất hiện trên một số cây ăn quả như nhãn, ổi, đu đủ, thơm… Tại thời điểm này, rệp sáp chính là đối tượng sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây mì và mức độ gây hại thì vô cùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV:

"RSBH là đối tượng sâu bệnh mới phát hiện ở VN năm 2012 tại vùng mì Tây Ninh. Nhiều nước trồng mì trong khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi đối tượng dịch hại này. Một trong những biện pháp phòng trừ bền vững hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng ong ký sinh.  Những ổ dịch mới phát sinh cần phải tiêu hủy ngay nguồn bệnh từ gốc. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ hom giống, không để lây lan từ vùng dịch, hướng dẫn nông dân ngăn chặn bằng biện pháp kiểm dịch nội địa. Việc nhân nuôi ong ký sinh Anagyruslopezi để thả ra môi trường sẽ cho hiệu quả rất cao, tới 90% như ở Tây Ninh". 

Biện pháp hóa học:

Sử dụng thuốc trừ sâu – rầy – rệp: Classico 480EC có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Acetamiprid (pha 20 – 25 ml thuốc trong bình 16 - 25 lít nước). Phun khi rệp sáp hồng mới xuất hiện và ướt đều toàn cây. Bời trong thành phần của Classico có chất làm đánh tan lớp bột sáp giúp thuốc tiếp xúc, thấm sâu và lưu dẫn cực mạnh làm cho rệp chết rất cao.

         Khi phát hiện rệp sáp bột hồng hại sắn trên đồng ruộng trong điều kiện thời tiết khô, nắng nóng, một số thiên địch trên đồng ruộng thấp thì phải phun trừ rệp sáp bột hồng trên diện tích sắn bị nhiễm và diện tích liền kề bao quanh trong phạm vi tối thiểu 30m bằng các thuốc trừ sâu – rầy – rệp Classico 480 EC hoặc Chatot 600 WG với hoạt chất Pymetrozine và Buprofezin của Công ty CP vật tư nông nghiêp Việt Nông (pha 15g cho bình 16 lít). Sử dụng theo nồng độ khuyến cáo và phun với lượng dung dịch nước thuốc đã pha là 600 lít/ha. Có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả của thuốc. Phun thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.

classico-480ec

THUỐC ĐẶC TRỊ RẦY - RỆP CLASSICO 480EC - VINO