Bí quyết chăm sóc đúng cách cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái.
Cách tỉa và thời điểm tỉa trái (quả):
Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm).
Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở thì tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm).
Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở thì cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây). Trong trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tiến hành tỉa bớt một số quả, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại (không còn hiện tượng rụng quả).
Bón phân nuôi quả: Bà con nên bón 1 kg NPK 20-20-10 + 0.5 kg Yara 15-15-15, mỗi tháng bón một lần siêu kẽm, và bón theo từng giai đoạn phát triển của trái.
Giai đoạn sau xả nhị khoảng 7-10 ngày: Phun xịt để tăng đậu trái (siêu đậu quả sầu riêng + Forcrop-B + Zeromix)
Giai đoạn trái to bằng ngón tay, khoảng 15-20 ngày: Phun xịt chống rụng trái (điều hòa sinh trưởng + Vinco 79 + Zeromix + Vitrobin + nhện đỏ).
Giai đoạn trái 0.7-1kg: Tiến hành dưỡng trái bằng cách bón phân 0,5 - 1 kg yara 15-15-15 + Biger.
Giai đoạn trái khoảng 2 kg: Bà con tiến hành bón gốc với 1kg yara 12-11-18/ gốc + Vino 79.
Giai đoạn dàn trái: Phun xịt (21-21-21/Forcrop 17-7-6 + Vitrobin + Classico), lưu ý 7-10 ngày sau xịt lai.
Giai đoạn lên cơm: Kali sỏi (Bayern), hữu cơ chuyên dụng (5 -10 kg/gốc)
Kết hợp phun xịt phân bón vi lượng Zeromix + Siêu kẽm thường xuyên + Biger, giúp lớn trái, đặc ruột và bảo vệ trái khỏi các tác nhân gây bệnh.
Giai đoạn trái được khoảng 80- 85 ngày tuổi: Tiến hành bỏ phân gốc BM (40% K2O, 6% MgO, 4 % S), bỏ 2 lần cho tới khi thu hoạch, mỗi lần bỏ 1 kg. Ngoài ra chúng ta nên kết hợp phun xịt phân bón lá Biger + Zeromix kết hợp xịt (Foscrop K + Vitrobin) cho mau lên cơm sầu riêng cộng chống thối trái.
Cứ 7-10 ngày xit 1 lần, xịt lần 2 chuyển sang xịt (Forcrop 4-16-28, 2-3 lần kết hợp với Forscrop K + Vitrobin + Classico).
Cuối giai đoạn nuôi trái nên chú ý xịt phòng trừ nấm bằng Vitrobin thường xuyên.
Lưu ý:
Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15-20 ngày. Do vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10-15 ngày.
Giai đoạn trước khi thu hoạch không bón nhiều kali vì làm trái lâu chín, dễ bị sượng, chất lượng trái suy giảm.
Như vậy, quá trình chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái không hề đơn giản, để cây sầu riêng cho trái đạt năng suất cao và chất lượng tốt (không bị sượng), cần phải thực hiện các biện pháp quản lý và chăm sóc cây đúng cách, khoa học. Thời gian cây sầu riêng nuôi trái, bà con cần chú ý bón phân đúng lúc và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Khi sử dụng các loại phân bón hóa học cần nắm vững vai trò của từng thành phần dinh dưỡng có trong phân và cả tình trạng phát triển qua từng giai đoạn của cây sầu riêng, để bón phân sao cho cân đối lượng đạm, lân và kali, cùng với các khoáng chất trung vi lượng cần thiết phù hợp với từng thời điểm cụ thể.
Kính chúc bà con có một vụ mùa Sầu Riêng bội thu với bí quyết chăm sóc sầu riêng đúng cách giai đoạn nuôi trái.
Hãy nhấc máy và gọi ngay vào số 1900 068 639, khi Quý khách cần tư vấn kỹ thuật hoặc trải nghiệm sản phẩm, và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ Việt Nông (Vinco).
Tin Khác
Thời điểm phun Vinco 79 hiệu quả nhất giai đoạn nuôi trái.
Để Vinco 79 phát huy hết công dụng cũng như hiệu quả nhất đối với cây Sầu riêng giai đoạn nuôi trái bà con cần phải lưu ý việc phối trộn với các dòng sản phẩm khác cũng như sử dụng đúng các thời điểm. [...]
Xem chi tiết →Phân bón lá vi lượng tốt cho sầu riêng?
Để giúp trái non hạn chế rụng, trái xanh gai, to tròn, tránh nứt gai, nứt cuống thì bà con có thể phun phối trộn các hoạt chất trung vi lượng và phân bón lá để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây sầu riêng. [...]
Xem chi tiết →Sầu riêng hút hàng, giá tăng cao.
Đây là đợt tăng giá mạnh đối với sầu riêng - một trong những cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. [...]
Xem chi tiết →Phân Bón Cần Cho Sầu Riêng Giai Đoạn Nuôi Trái.
Để có một mùa vụ sầu riêng năng suất cao thì bà con chúng ta chăm sóc đúng kỹ thuật và quy trình ở từng giai đoạn phát triển của cây. Tuy nhiên giai đoạn nuôi trái là giai đoạn đáng chú ý nhất và đặc biệt quan trọng. [...]
Xem chi tiết →Quy Trình Bón Phân Cho Sầu Riêng Đạt Năng Suất Cao Hiện Nay
Nhằm giúp cho bà con trồng sầu riêng có thêm kiến thức trong việc bón phân, công ty Cổ phần VTNN Việt Nông (VINCO) xin gửi tới bà con QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO. [...]
Xem chi tiết →Tiêu tuyến trùng - Giá trị trường tồn
Tại Việt Nam có rất nhiều loài quế, cây quế được trồng và khai thác ở một số địa danh nổi tiếng như Thanh Hóa, Nghệ An, Trà My – Quảng Nam. Sản phẩm chính từ quế được mua bán là vỏ quế, bột quế và tinh dầu quế. Thành phần hoạt tính trong quế là Cinnamaldehyde và eugenol. [...]
Xem chi tiết →