Cây Sầu Riêng

8 - 2021

26

Sầu riêng tên khoa học Durio zibethinus Murr có nguồn gốc từ Brunei, Malaysia và Indonesia. Hiện nay cây sầu riêng được trồng hầu hết ở các nước Đông Nam Á và Miền Bắc nước Úc và được mệnh danh là “Vua của trái cây nhiệt đới”.

Ở Việt Nam, sầu riêng đang là cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng của ngành nông nghiệp cây ăn trái. Trái sầu riêng giúp đời sống người nông dân trở nên khá hơn. Và có thể gọi là cây đỗi đời của rất nhiều hộ nông dân nghèo.

Nhằm giúp cho bà con trồng sầu riêng có thêm kiến thức trong việc bón phân, công ty Cổ phần VTNN Việt Nông (VINCO) xin gửi tới bà con QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO.

- Các nghiên cứu đã chứng minh Đạm (N), lân(P), Kali (K), Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S) và Bo (B) là các dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng phát triển ra lá, ra đọt, tạo quả sầu riêng. Trong đó 4 nguyên tố Ca, K, Bo và Mg giúp tạo mầm hoa, tao hạt phấn, phát triển của ống phấn, giúp sầu riêng thụ phấn và đậu trái tốt.

- Phân bón có chứa clo dễ làm trái sầu riêng bị sượng. Do vậy nên tránh bón phân có chứa clo

- Nước dùng để pha phân hay tưới nước phải là nước sạch, pH nước: 5.5-6.6, hàm lượng clo < 200mg/kg, nếu là nước máy thì phải trữ qua đêm để giảm hàm lượng clo trong nước.

1

 

I. GIAI ĐOẠN SAU KHI THU HOẠCH XONG

Sau khi cắt tỉa cành xong tiến hành bón:

  • Rải vôi 2 - 3kg vôi/ gốc
  • Phun thuốc gốc đồng để rửa vướn: Copperion 77WP (250g/phuy 200 lít)
  • Phân bón NPK hàm lượng đạm cao như NPK20:10:10, NPK24:8:7….lượng phân bón từ 2-3 kg/cây tùy theo tình trạng phát triển của cây và loại đất
  • Phân hữu cơ hay phân chuồng hoai áp dụng 15-30 kg cộng với 1-2 kg phân lân tùy theo độ lớn của cây và bón vào gốc
  • Cách bón: đào rãnh hay đào ụ xung quanh rìa tán lá để bón
  • Tười gốc: Vincoroot (250ml/phuy200 lít), tưới 2- 3 lần cách nhau 15 ngày giúp bộ rễ phát triển khỏe, ngăn ngừa các bệnh trong đất
  • Kiểm tra bệnh từ đất hay các côn trùng, tuyến trùng gây hại khác

Một số chú ý giai đoạn thu hoạch xong

1: Cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành không hiệu quả cho trái

2: Vệ sinh vườn, dọn đốt cành khô, quả thối (có thể đào hố chôn) trước khi bón phân để giảm nguồn bệnh lây lan

2

Hình 1.1: Cách bón phân và phun rửa vườn sầu riêng sau thu

3

Hình 1.2: Bộ sản phẩm VINCO cho sầu riêng sau thu hoạch

II. GIAI ĐOẠN CƠI ĐỌT VÀ PHÁT TRIỂN LÁ

Phân bón cho cơi đọt lần 1

  • Khi thấy cây bắt đầu đi đọt. ta tiến hành phun lá Forcrop 14:6:5 (250ml/phuy 200 lít nước) kết hợp Vinco 79 (250 ml/phuy 200 lít nước) để kéo đọt và giúp cứng lá, dày lá. Phun ướt đều tán lá 2 lần cách nhau 8-12 ngày
  • Phòng ngừa nấm khuẩn xâm nhiễm đọt non (thán thư, cháy lá…) sử dụng Vicilin 32WP (250g/ phuy 200 lít nước) hoặc Zeromix (250ml/ phuy 200 lít nước) + Vitrobin 320SC (200ml/phuy 200 lít) phun ướt đều toàn cây
  • Khoảng 10-15 ngày sau phun lần 2: Forcrop 14:6:5 (250ml/phuy 200 lít) + Vinco 79 (250ml/phuy 200 lít)
  • Khi bộ lá thuần thục, sử dụng phân gốc kali cao để lá nhanh già, NPK 9:24:24; NPK 8:24:24; hay NPK12:24:12, NPK0:52:34 liều lượng 2-4 kg/cây
  • Khi bộ lá đã già hoàn chỉnh bắt đầu bón dòng NPK có hàm lượng đạm cao để kích cơi đọt tiếp theo NPK20:10:10, 24:8:7, DAP + 2-4 kg phân hữu cơ chuyên dụng/ gốc
  • Nếu phát hiện có tuyến trùng, tưới gốc TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC (1 lít/phuy 200 lít. Tưới 5-10 lít dung dịch gốc) để diệt tuyến trùng hại rễ

Phân bón cho cơi đọt lần 2 và lần 3

  • Khi cơi đọt lần 2 và 3 vừa nhú, phân bón tương tự như cơi đọt lần 1

Một số chú ý giai đoạn ra đọt

  1.  Để đảm bảo cây đủ sức ra hoa nhiều, đậu trái tốt thì bộ lá phải ít nhất ra được 2 cơi đọt và đã già hoàn chỉnh
  2. Nếu bộ lá phát triển yếu hay lần thu hoạch trước là tốt, nên tăng lượng phân bón lá. Tưới nước thường xuyên cũng giúp tạo lá mới nhiều hơn
  3. Thường xuyên kiểm tra sâu hại trên lá để có giải pháp kịp thời

4

Hình 2.1: Đọt cây sầu riêng hình thành

5

6

 

Hình 2.2: Bộ sản phẩm VINCO sử dụng cho phát triển đọt sầu riêng

 III. GIAI ĐOẠN TẠO MẦM VÀ PHÁT TRIỂN HOA

Trước khi ra hoa khoảng 1,5 tháng, bón phân với mục đích:

  • Giúp bộ lá hiện tại chuyển qua trạng thái trưởng thành
  • Ngăn chặn việc hình thành lá mới, để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và tăng quá trình tạo hoa
  • Phân bón giai đoạn này nên sử dụng phân có hàm lượng lân và Kali cao, đạm thấp, và thêm nguyên tố B giúp cho quá trình tạo mầm và đậu hoa
  • Ngoài ra ngắt tưới nước để khô 1 giai đoạn ngay sau khi bộ lá đã trưởng thành để ức chế sự hình thành và phát triển lá mới

Cách xử lý lá già

  • Sử dụng phân bón NPK có hàm lượng lân và Kali cao như: NPK 9:24:24; NPK 8:24:24; hay NPK12:24:12, NPK 0:52:34 liều lượng 2-4 kg/cây
  • Thêm Lân Văn Điển hay hay Supher lân tùy theo đặc tính đất có bị chua phèn hay không, liều dùng 3-5kg /cây
  • Phun Forcrop 4:16:28 (250ml/phuy 200 lít) trên lá giúp lá già
  • Thời điểm bón: khi cơi lá cuối cùng mở hết lá
  • 44

 

Hình 3: Đọt đã xử lý thuần thục để kích mầm

Cách tạo mầm hoa

Khi thấy lá chuyển già, tiến hành phun phân bón lá giúp tạo nhiều mầm hoa

Phun lần 1: Forcrop K 30:20 (250ml) + Vinco 79 (250 ml) cho phuy 200lit, có thể cộng thêm kích thích tạo mầm hoa

Phun lần 2: sau 5-7 ngày: Vinco 79 (250ml)+ Folcrop B (250ml) cho phuy 200 lit

  • Khi thấy cây nhú mắt cua, hoa ra đều, nhìn rõ (ví dụ: 70 – 80% mắt cua sáng rõ đối với giống Ri6 và dài 2-3cm đối với Monthon) tiến hành tưới nước nhẹ và tăng dần
  • Sau khi tưới nước lại tiến hành kéo hoa và phục hồi lại bộ rễ (tổn thương do quá trình siết nước, tạo khô hạn)Phục hồi rễ: Tưới gốc Vincoroot (250ml/phuy 200lit) để tạo bộ rễ khỏe, rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và nước để tránh rụng hoa
  • Nếu bộ lá còn yếu tiến hành bón phân hàm lượng đạm cao kéo thêm cơi đọt để tránh tình trạng cây đi đọt sau khi đậu trái non.
  • Nếu bộ lá đủ thì bón NPK cân đối dể dưỡng cây. Bón 1 gốc: 0.5-1.5 kg NPK 15:15:15 hay DAP cộng 2-4kg phân hữu cơ
  • Phun phân bón lá Forcrop 14:6:5 (250ml/phuy 200 lít) để tạo cơi đọt hay Vinco79 (250l/phuy 200 lít) để dưỡng lá. Chú ý hạn chế cho đọt đi mạnh
  • Sau khi hoa dài khoảng 2-3cm, phun: Vinco 79 (250 ml/phuy 200lit) + Vitrobin 320SC (200ml/phuy 200 lít) + Folcrop B (250ml/phuy 200 lít) + Zeromix (250ml/phuy 200lit) giúp hoa phát triển đồng lọt, mập khỏe và không nấm bệnh tấn công
  • Sau 10-15 ngày, phun Forcrop 4:16:28 (250ml/phuy 200lit) cho dàn lá mau chuyển sang thuần thục
  • Trước xỗ nhị 10-15 ngày: phun dưỡng hoa Folcrop Ca-B (250 ml/phuy 200lit) + Zeromix (250ml/phuy 200lit) + thuốc trị nhện
  • Nếu phát hiện có tuyến trùng, tưới gốc TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC (1 lít/phuy 200 lít. Tưới 5-10 lít dung dịch gốc) để diệt tuyến trùng hại rễ

 

Một số chú ý giai đoạn ra hoa:

  1. Cắt tỉa những cành chưa thành thục không có khả năng cho hoa
  2. Kiểm sót việc tưới nước. Khi hoa có kích thước như mắt cua, tăng lượng nước tưới và giảm tưới nước khi hoa nở. Nếu có gió nhiều, thì vẫn tiếp tục tưới nước
  3. Phun tạo mầm phải ướt đều dạ cành và mặt dưới lá
  4. Nếu hoa ra quá nhiều, cắt tỉa bớt, nhất là các hoa cuối cành, giữ lại các hoa cùng tuổi
  5. Từ khi ra mắt cua tới lúc xỗ nhị (1,5-2 tháng), với bộ lá yêu cầu phải thuần thục, trưởng thành trước khi xỗ nhị xong để nuôi quả
  6. Làm cỏ thủ công xung quanh gốc, nơi có phân bón, không nên áp dụng thuốc trừ cỏ
  7. Chú ý nhện và các loại côn trung chích hút hại hoa và sâu đục thân cành trong giai đoạn này

41

Hình 4.1: Mắt cua và bông sầu riêng xuất hiện sau khi xử lý

42

422

Hình 4.2:  Bộ sản phẩm VINCO cho giai đoạn tạo mầm và phát triển hoa sầu riêng

IV. GIAI ĐOẠN HOA NỞ ĐẾN TRÁI NON

  • Sau xỗ nhị 7-10 ngày, phun để tăng khả năng đậu trái: Folcrop Ca-B (250ml/phuy 200lit)+ Zeromix (250ml/phuy 200lit)
  • Bón 1 gốc: 1-1.5 kg NPK15:15:15 + 2-4kg phân hữu cơ
  • Khi trái to bằng ngón tay, khoảng 15-20 ngày sau xỗ nhị, phun để giúp trái phát triển, chống rụng trái: Vinco 79 (250ml/phuy 200lit)+ Zeromix (250ml/phuy 200lit) + Vitrobin 320SC (200ml/phuy 200lit) + thuốc trừ nhện đỏ/rầy rệp
  • Phun Biger (250 ml/phuy 200lit) + Vinco 79 (250ml/Phuy 200lit) giúp trái non phát triển nếu thấy trái phát triển chưa tốt
  • Nếu phát hiện có tuyến trùng, tưới gốc TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC (1 lít/phuy 200 lít. Tưới 5-10 lít dung dịch gốc) để diệt tuyến trùng hại rễ

Một số chú ý giai đoạn ra hoa đến trái non

  1. Giảm nước tưới còn 1/3 so với thời điểm trước khi hoa nở.
  2. Sau đó tăng lượng nước tưới khi phát triển trái non
  3. Thực hiện thụ phấn cho sầu riêng
  4. Chú ý bệnh héo hoa hay khô hạt phấn
  5. Ghi lại thời ngày hoa nở để tính ngày thu hoạch cho sầu riêng
  6. Cắt tỉa bỏ các trái non bị sâu, trái ở cuối cành

51

Hình 5.1: Hoa nở và trái non sầu riêng

52

Hình 5.2: Bộ sản phẩm VINCO sử dụng cho giai đoạn hoa nở và trái non

V. GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

  • Giai đoạn trái sầu riêng từ 8-12 tuần tuổi là lúc trái phát triển rất mạnh, quá trình hình thành cơm (thịt quả) cũng rất mạnh. Hiện tượng sượng trái thường hình thành lúc này
  • Giai đoạn này cần hàm lượng Kali cao, ngoài ra Canxi và Magie cũng đóng vai trò rất quan trọng

Phân bón cho trái trên 1 tháng

Nên bón phân hữu cơ giai đoạn này (sau xỗ nhị khoảng 1 tháng đối với Ri6 và 1,5 tháng đối với giống Monthon)

  • Bón 1 gốc 1-1.5 kg NPK12:11:18 cộng 2-5kg hữu cơ
  • Tưới/phun gốc: Vincoroot (250 ml/phuy 200 lit) + Vinco79 (250ml/phuy 200 lít) để giúp bộ rễ phát triển khỏe, kích thích hệ vi sinh vật có lợi hoạt động và ngừa bệnh nấm khuẩn trong đất
  • Phun trái: Forcrop 14:6:5 (250ml/phuy 200 lit) + Biger (250ml/phuy 200lit) + Zeromix (250ml/phuy 200lit) giúp trái lớn đều đẹp, tăng sức kháng bệnh nấm và vi khuẩn
  • Phun thuốc BVTV định kỳ 7-10 ngày 1 lần: Vitrobin 320SC (200ml/phuy 200lit) + Ychatot 900SP (30g/phuy 200lit) để phòng trừ tất các bệnh do nấm và vi khuẩn gây thối trái, thán thư, đốm lá và các bệnh khác trên cây
  • Kiểm tra nếu có xuất hiện sâu, rệp sáp… thì cộng thêm khi phun

Phân bón lúc trái khoảng 2 kg

Bón và phun các loại phân có hàm lượng kali cao để giúp lên cơm, no múi, đều trái, tăng chất lượng

  • Bón gốc: Các phân bón có chứa Kali cao + Phân hữu cơ
  • Tưới/phun gốc Vincoroot (250 ml/phuy 200 lit) để giúp bộ rễ phát triển khỏe, kích thích hệ vi sinh vật có lợi hoạt động và ngừa các bệnh nấm trong đất
  • Dàn trái phun: Forcrop 14:6:5 (250ml/phuy 200lit) + Biger (250ml/phuy 200lit) + Vinco 79(250ml/phuy 200lit) + Zeromix (250ml/phuy 200lit) giúp trái lớn đều đẹp, tăng sức kháng bệnh nấm và vi khuẩn
  • Phun thuốc BVTV định kỳ 7-10 ngày 1 lần: Vitrobin 320SC + Ychatot 900SP với liều như trên để phòng trừ tất các bệnh do nấm và vi khuẩn gây thối trái, thán thư, đốm lá và các bệnh khác trên cây. Kiểm tra nếu có xuất hiện sâu, rệp sáp… thì cộng thêm thuốc đặc trị khi phun

 

Phân bón khi trái được khoảng 80- 85 ngày tuổi: cũng sử dụng các phân bón có hàm lượng kali cao để tăng chất lượng trái

  • Bỏ phân gốc NPK (40% K2O, 6% MgO, 4 % S), bón 2 lần cho tới khi thu hoạch. Mỗi lần bón 1 kg/gốc
  • Phun trái: phun kết hợp Biger (250ml/phuy 200lit) + Zeromix (250ml/phuy 200lit) + ForcropK 30:20/Forcrop 4:16:28 (250ml/phuy 200lit) + Vitrobin 320SC (200ml/phuy 200 lit) cho mau lên cơm sầu riêng, tăng chất lượng và chống thối trái

Phân bón khi trái đạt kích thước, không lớn nữa

  • Phun trái: Vinco79 (250ml/phuy 200lit) + Zeromix (250ml/phuy 200lit) + Forcrop 4:16:28 (250ml/phuy 200 lit) + Vitrobin 320SC (200ml/phuy 200lit) cho mau lên cơm sầu riêng, tăng chất lượng và chống thối trái

 

Một số chú ý trong giai đoạn nuôi trái

  1. Lúc trái còn nhỏ dưới 1 tháng tuổi, cắt tỉa trái bị méo, trái nhỏ. Nếu nhiều nên bỏ bớt các trái ở đầu cành
  2. Tăng lượng nước tưới 10% so với bình thuòng như giai đoan ra hoa và lá
  3. Thường xuyên kiểm tra cây, trái để phát hiện sâu bệnh hại và các vấn đề khác để kịp thời xử lý
  4. Trong giai đoạn cuối của nuôi trái nên chú ý xịt phòng trừ nấm Vitrobin thường xuyên. Ngoài ra tùy vào tình trạng cây mà bổ sung thường xuyên Kali, NPK cho phù hợp
  5. Nếu phát hiện có tuyến trùng, tưới gốc TIÊU TUYẾN TRÙNG 18EC (1 lít/phuy 200 lít. Tưới 5-10 lít dung dịch gốc) để diệt tuyến trùng hại rễ

61

Hình 6.1: trái sầu riêng đã phát triển và đủ tuổi thu hoạch

62

 

622

Hình 6.2: Bộ sản phẩm VINCO cho trái sầu riêng giai đoạn nuôi trái

77

 

 


Tin Khác

Tiêu tuyến trùng - Giá trị trường tồn

Tại Việt Nam có rất nhiều loài quế, cây quế được trồng và khai thác ở một số địa danh nổi tiếng như Thanh Hóa, Nghệ An, Trà My – Quảng Nam. Sản phẩm chính từ quế được mua bán là vỏ quế, bột quế và tinh dầu quế. Thành phần hoạt tính trong quế là Cinnamaldehyde và eugenol. [...]

Xem chi tiết