Quy trình bón phân và phòng ngừa bệnh hại cho cây ớt trồng ngoài đồng đạt năng suất cao hiện nay
Ớt là cây rau màu được trồng nhiều ở các vùng trong cả nước, và là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Ớt là cây dễ trồng nhưng cũng khó chăm nhất là trong điều kiện thâm canh, trồng với diện tích lớn. Để giúp ớt cho hoa nhiều, trái đẹp, sai trái, chắc khỏe và thu hoạch kéo dài đòi hỏi cần có quy trình bón phân phù hợp
Dựa trên nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy:
- Ớt là cây có nhu cầu đạm N cao trong những giai đoạn đầu, và giảm dần sau khi thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó giảm dần. Nếu dư đạm thì trái ớt chin chậm hơn
- Lân P2O5 cần nhiều giai đoạn ra đợt hoa đầu tiên và lúc trái chin để hình thành hạt. Kali là dinh dưỡng quan trọng cần cho quá trình ra quả sớm, cũng như màu sắc và chất lượng quả
- Lượng Kali K2O tăng dần cho đến ra hoa
- Ớt cũng cần Canxi và Magnesium để tăng chất lượng trái, các trung vi lượng khác cũng cần thiết nhưng ít hơn
Hình 1: Nhu cầu hút N, P2O5 và K2O của cây ớt qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển (nguồn từ Haifa)
- Ớt rất mẫn cảm với đất mặn. Dưới điều kiện đất nhiễm mặn, ion Na+ cạnh tranh với với ion K+ để được hấp thụ ở rễ, và Cl- cạnh tranh với NO3- và làm giảm năng suất. Điều này gây nên sự thiếu K+ trong cây ớt. dẫn đến hiện tượng ít trái trên cây
- Cây ớt rất mẫm cảm với Ca2+. Canxi đóng vai trò quan trọng hình thành màn tế bào, giúp tế bào cứng cấp hơn. Và cũng tham gia quá trình tạo quả và hạt trái ớtThiếu Canxi, cây trái ớt rất đễ bị đốm đen đầu trái
- Đất trồng ớt thích hợp là đát cát pha, hay đất có kết cấu nhiều mùn, thoát nước tốt và giàu hữu cơ
- pH thích hợp là từ 6.5-7.5
- Ớt rất mẫn cảm với các nguồn nấm bệnh bệnh trong đất như: nấm, vi khuẩn và virus. Nên tránh việc trồng ớt trên các đất có lịch sử trồng các cây có cùng các tác nhân gây bênh trong đất như cà chua, cà tím, khoai lang, đậu phộng. Tốt nhất nên luân canh với cây trồng khác khác tác nhân 2-3 vụ trước khi truồng lại
- Theo phân tích của các nhà khoa học, với mật độ cây 40,000 cây/ha, để có năng suất 60 tấn/ha trồng ở ngoài đồng, cần 294 kg N, 90 kg P2O5, 400kg K2O, 123kg Cao và 67kg MgO
- Quy trình phân bón và phòng trừ bệnh cho cây ớt dạt năng suất cao hiện nay.
- Giai đoạn vườn ươm (20 ngày tuổi)
- Giá thể gieo ớt hợp lý: đảm bảo tơi xốp, đủ dinh dưỡng thoát nước tốt, sạch bệnh Ví dụ: -Đất mặt tơi xốp (59%) + Phân chuồng hoai mục (29%) + Tro trấu(10%) + Phân lân (0.7%) + Vôi (0,3%)
- Các loại sâu bệnh thường xuất hiện: Bệnh chét cây con, đốm lá, Sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ trĩ
- Tưới nước hợp lí, không tưới quá nhiều dễ bị thỗi cây con
- Phân bón: tưới Vincoroot + Vinco79 + X1 để giúp bộ rễ cây phát triển tốt, cây cứng và lá sớm thuần thục, phun 2-3 lần cách nhau 3-4 ngày
- Phun ngừa/trừ bệnh chết cây con: Vitrobin 320SC + Zeromix, giúp trị và ngừa hiệu quả các bệnh thối gốc, chết cây con do vi khuẩn và nấm. Áp dụng phun 2 sản phẩn này 1-2 ngày trước khi đem trồng để giúp bảo vệ cây khi không bị bệnh khi trồng ở môi trường mới
- Chú ý Nên ngưng tưới nước cây 2 ngày/hay tưới rất ít trước khi trồng nhằm giúp cây dễ bén rễ khi trồng ra ngoài đồng
- Khi cây đạt khoảng 25 ngày tuổi, có 4 lá thật có thể đem trồng
- Nên chọn các cây khỏe mạnh để đảm bảo mật độ và sức sinh trưởng đồng đều trên ruộng trồng
Giai đoạn trồng đến khi bén rễ (4 ngày tuổi):
Bón lót trước trồng: 500 kg Supe Lân + 30 kg KCl + 20 kg Ca(NO3)2, 120kg NPK16-16-8, 10 tấn phân chuồng, 1 tấn vôi.
- Giai đoạn này yêu cầu cây được khỏe mạnh, mau phục hồi
- Luống trồng phải được đảm bảo sạch bệnh và có sẵn dinh dưỡng để cây sử dụng ngay
- Nên trồng chiều mát và chú ý vấn đề tưới nước, tránh hiện tượng bị cháy nắng, giúp cây mau phục hồi
- Kiểm tra sâu hại (sâu đất, dế, mối…) cắn cây con nếu có để có giải pháp kịp thời
- Việc phun thuốc ngừa sâu bệnh Vitrobin 320SC + Zeromix trước khi đem trồng 1-2 ngày sẽ giúp bảo vệ cây trong giai đoạn này các bênh chết cây con
- Trồng dặm giai đoạn này để đảm bảo mật độ
Giai đoạn phát triển thân lá (4-25 ngày tuổi):
- Giai đoạn này giúp cây hình thành bộ tán lá, thân cành để cho được nhiều hoa nên cần nhiều Kali và đạm
- Giai đoạn này bênh hại ít gây hại năng, nhưng cần có biện pháp phun thuốc BVTV phòng định kỳ, thu gôm tàn dư sau khi cắt tỉa để tránh nguồn bệnh tích lũy và phát triển trên ruộng gây hại nặng về sau
- Chú ý bấm ngọn và tỉa cành tạo nhánh cho cây
- Các bênh có thể xuất hiện như: đốm lá mắt cua ((Cercospora sp.), bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas campestris), bênh thán thư lá/chết ngược cành (Collectotrichum sp.)
- Phun phân bón lá X1 + Vinco79 + Zeromix giúp bộ lá phát triển tốt, cành khỏe, tăng sức đề kháng bệnh do nấm, vi khuẩn và vi rus. Phun định kỳ 5-7 ngày
- Tưới gốc Vincoroot để giúp phát triển bộ rễ tốt, giúp tăng hệ vi sinh vật có lợi, và tăng sức đề kháng của cây, tưới 2 lần cách nhau 10-15 ngày
- Phun Copperion 77WP luân phiên với Vicilin 32WP định kỳ 5-7 ngày để ngừa nấm khuẩn
- Kiểm tra rễ nếu có tuyến trùng phun Tiêu tuyến Trùng 18EC để diệt tuyến trùng
- Kiểm tra đồng nếu có sâu hại thì phun thuốc kịp thời: Phun Mothian 0.35EC + thuốc trừ sâu hóa học khác để tăng hiệu quả, hạn chế kháng thuốc.
- Bón phân gốc: bón Ure 40kg, KCL 30kg, NPK16:16:8 100kg và CaNO3 20kg, bón lúc để nhánh (khoảng 20 ngáy sau trồng)
Giai đoạn ra hoa và đậu trái (25-35 ngày tuổi)
- Giai đoạn này cây hút nhiều đạm và Kali, ngoài ra Ca, Bo, Mg cũng cần thiết cho quá trình ra hoa đậu quả
- Cần cắt tỉa cành nhánh để cho hoa và trái đạt hiệu quả
- Dăng dây để chống đỗ ngã cho ớt
- Vệ sinh vườn, thu gôm tàn dư để tránh tích lũy nguồn bệnh trên ruộng
- Đọt non và hoa, trái non là các bộ phận thu hút nhiều loai côn trùng chich hút đến và gây hại. Nên phun kết hợp với thuốc trị bọ trĩ, nhện đỏ để phòng ngừa do chúng cũng là đối tượng lây truyền virus
- Tưới nước để đảm bảo ẩm độ đất 80% trong thời gian ra hoa thụ phấn, tránh rụng hoa
Phân bón phun qua lá:
- Vinco79 + X2 + Zeromix để giúp quá trình ra hoa đậu trái được tốt, phun định kỳ 5-7 ngày lần trong giai đoạn này
- Phun Vintrobin 320SC +Ychatot 900SP định kỳ 5-7 ngày để ngừa bệnh hại tích lũy và phát triển
- Tưới vincoroot để rễ phát triển tốt, kích thích việc hút dinh dưỡng từ rễ và kích thích hoạt động của hệ vi sinh vật có ích, ngăn ngừa nguồn bệnh từ đất
- Kiểm tra rễ nếu có tuyến trùng phun Tiêu tuyến Trùng 18EC để diệt tuyến trùng
- Nên phun ngừa côn trùng chích hút như bọ trĩ, nhện đõ để tránh hiện tượng rụng bông/trái non trong giai đoạn này, Phun Mothian 0.35EC + thuốc trừ sâu hóa học khác để tăng hiệu quả, hạn chế kháng thuốc
- Bón phân gốc: bón Ure 60kg, KCL 50kg, NPK16:16:8 140kg và CaNO3 25kg, bón lúc trái ra hoa rộ (khoảng 40 ngày sau trồng)
Giai đoạn phát triển trái non (35-45 ngày tuổi)
- Ớt cần nhiều N và Kali hơn P, ngoài ra cần nhiều Ca, S và Mg để giúp trái phát triển tốt
- Gia cố giàn/căng dây để chống đỗ ngã
- Tưới nước phù họp, giữ ẩm độ 80% để tạo ẩm độ tốt cho trái phát triển
- Các loại sâu chích hút bọ trĩ, nhện đỏ, rệp cũng dễ xuất hiện và gây hại, làm trái giảm chất lượng, mẫu mã và năng suất.
- Thu gôm tàn dư và làm sạch vườn để giảm nguồn bệnh
- Phun Vinco79 + X2 + Zeromix giúp trái phát triển tốt, cứng trái, chống chịu bệnh thán thư, thối và rụng trái
- Phun Vincotrin 320 SC + Ychatot luân phiên với Vicilin 32WP hay Copperion 77WP để ngừa bệnh nấm và vi khuẩn
- Tưới vincoroot để rễ phát triển tốt, kích thích việc hút dinh dưỡng từ rễ và kích thích hoạt động của hệ vi sinh vật có ích, ngăn ngừa nguồn bệnh từ đất
- Tưới Tiêu tuyến trùng 18EC nếu có tuyến trùng
- Nên phun kết hợp với thuốc trị bọ trĩ, nhện đỏ để phòng ngừa do chúng cũng là đối tượng lây truyền virus. Phun Mothian 0.35EC + thuốc trừ sâu hóa học khác để tăng hiệu quả, hạn chế kháng thuốc
- Phân bón gốc: bón Ure 60kg + KCL 50kg + NPK16:16:8 140kg + CaNO3 30kg, bón lúc phát triển trái đều (khoảng 60 ngáy sau trồng)
Giai đoan trái lớn và thu hoạt lần đầu (45-70)
- Bảo vệ bộ lá và trái không bị nhiễm bệnh, trái phát triển tốt, nặng ký, chắt trái, mẫu mã đẹp là yêu cầu quan trọng cho giai đoạn này
- Đạm, Kali, Canxi, Mg, Zn, là các dinh dưỡng quan trọng nhất cho giai đoạn trái lớn
- Bệnh thán thư lá, thân cành, trái xuất hiện nhiều hơn giai đoạn này. kế đến là đốm mắt cua, héo xanh vi khuẩn hay héo vàng do nấm Fusarium cũng xuất hiện nhiều hơn
- Phun định kỳ thuốc bệnh để ngừa và trị nấm và khuẩn
- Phun chất kích kháng để giúp cây tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, kéo dài thời gian thu hoạch
- Thu gôm tàn dư và làm sạch vườn để giảm nguồn bệnh và tưới nước phù hợp để trái phát triển tốt
- Phun phân bón lá: X2 + Zeromix + Vinco79 + ForcropK30-20, phun định kỳ 7-10 ngày
- Phun thuốc Vincotrin 320 SC + Ychatot luân phiên với Vicilin 32WP hay Copperion 77WP để ngừa bệnh nấm và vi khuẩn
- Tưới gôc vincoroot để giúp bộ rễ khỏe, hình thành rễ mới, kích thích rễ hút dinh dưỡng, tăng sự phân hũy các chất khó tan, và tăng hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi, giúp đề kháng được các nguồn bệnh từ đất
- Tưới Tiêu tuyến trùng 18EC nếu có tuyến trùng
- Nên phun kết hợp với thuốc trị bọ trĩ, nhện đỏ để phòng ngừa do chúng cũng là đối tượng lây truyền virus. Phun Mothian 0.35EC + thuốc trừ sâu hóa học khác để tăng hiệu quả, hạn chế kháng thuốc
- Phân bón gốc: Ure 40kg, KCL 50kg, NPK16:16:8 140kg và CaNO3 25kg, khoảng 75 ngày sau trồng, bón lúc thu hoạch xong đợt một
Giai đoạn thu hoạch lần đầu đến thu lần cuối (70-210)
- Giai đoạn này cây rất dễ bị nấm bệnh dưới đât cũng như phần trên của cây tấn công. Các bệnh thán thư trái, thân cành, đốm mắt cua, vi khuẩn, virus sẽ tấn công rất mạnh
- Các loại sâu hại nhất là sâu chít hút, nhện, bọ trĩ cũng gây hại nặng
- Nếu công tác phòng bệnh định kỳ tốt, rễ phát triển tốt, hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển tốt, cộng với bón đủ và cân đối dinh dưỡng thì có thể giúp thời gian thu hoạch kéo dài, giúp tăng năng suất đáng kể
- Thu gôm tàn dư và làm sạch vườn để giảm nguồn bệnh và tưới nước phù hợp để trái phát triển tốt
- Phun phân bón lá: X2 + Zeromix + Vinco79 + ForcropK30-20, phun định kỳ 7-10 ngày
- Phun thuốc Vincotrin 320 SC + Ychatot luân phiên với Vicilin 32WP hay Copperion 77WP để ngừa bệnh nấm và vi khuẩn
- Tưới gôc vincoroot để giúp bộ rễ khỏe, hình thành rễ mới, kích thích rễ hút dinh dưỡng, tăng sự phân hũy các chất khó tan, và tăng hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi, giúp đề kháng được các nguồn bệnh từ đất
- Tưới Tiêu tuyến trùng 18EC nếu có tuyến trùng
- Phun Mothian 0.35EC + thuốc trừ sâu hóa học khác để tăng hiệu quả, hạn chế kháng thuốc
- Phân bón gốc: Ure 40kg, KCL 40kg, NPK16:16:8 130kg và CaNO3 25kg, bón lúc thu hoạch rộ, khoảng 100 ngày sau trồng
- Dựa vào lượng trái, tình trạng cây, và kế hoạch thu hoạch có thể bón thêm các đợt phân bón gốc khác cách nhau 20-30 ngày để cung cấp dinh dưỡng đảm bảo năng suất
Sâu bệnh thường gặp trên ớt
QUY TRÌNH BÓN PHÂN VÀ PHÒNG NGỪA BÊNH HẠI CHO CÂY ỚT TRỒNG NGOÀI ĐỒNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO HIỆN NAY
Sâu bệnh hại và các sản phẩm áp dụng |
Ớt vườn ươm |
Trồng-bén rễ |
Phát triển thân lá |
Ra hoa và đậu trái |
Hình thành trái non |
Phát triển trái đến thu hoạch |
Thu hoạch lần cuối cùng |
|
Ngày tuổi |
20 |
4 |
4-25 |
25-35 |
35-45 |
45-70 |
70-180 |
|
Bệnh hại phổ biến |
Chết rạp cây con |
x | x | |||||
Lỡ cỗ rễ |
x | |||||||
Thán thư |
x | x | x | x | ||||
Đốm mắt cua |
x | x | x | x | x | |||
Đốm vi khuẩn |
x | x | x | x | x | |||
Héo xanh vi khuẩn |
x | x | x | x | x | |||
Héo vàng do nấm |
x | x | x | x | x | |||
Phấn trắng |
x | x | x | x | ||||
Virus khảm CMV |
x | x | x | |||||
Sâu hại phổ biến |
Nhện đỏ |
x | x | x | x | |||
Bọ trĩ |
x | x | x | x | ||||
Bọ phấn |
x | x | x | x | x | |||
Thuốc trừ bệnh |
x | x | x | x | x | |||
x | x | x | x | x | x | x | ||
x | x | x | x | x | x | x | ||
x | x | x | x | |||||
Thuốc trừ sâu SH |
x | x | x | x | ||||
x | x | x | x | x | ||||
Phân bón lá và sản phẩm kích kháng cao cấp |
x | x | x | x | x | x | x | |
x | x | x | x | x | x | x | ||
x | x | |||||||
x | x | x | x | x | x | x | ||
x | x | x | ||||||
x | x | x | x | x | ||||
Phân bón góc |
|
500kg Supe Lân + 30kg KCl + 20kg Ca(NO3)2, 120kg NPK16-16-8, +10 tấn phân chuồng + 1 tấn vôi |
Ure 40kg + KCL 30kg + NPK16:16:8 100kg + CaNO3 20kg, bón lúc để nhánh |
Ure 60kg + KCL 50kg + NPK16:16:8 40kg + CaNO3 25kg, bón lúc trái ra hoa rộ |
Ure 60kg + KCL 50kg + NPK16:16:8 140kg + CaNO3 30kg, bón lúc phát triển trái |
|
Ure 40kg + KCL 40kg + NPK16:16:8 130kg + CaNO3 25kg, bón lúc thu hoạch rộ |
|
Ghi chú |
Giai đoạn bệnh thưỡng xuất hiện |
Giai đoạn sâu thường xuất hiện |
Tưới/phun gôc, giúp rễ phát triển, tăng hoạt động vi sinh vật |
Phun/tưới thuốc BVTV |
Phun để kích kháng bệnh+ trung vi lượng+tăng hiệu quả thuốc trừ nấm khuẩn |
Phun giúp kích kháng + cung cấp dinh dưỡng giúp cứng trái, đẹp trái |
Phun phân bón lá |
Phân bón gốc |
Tin Khác
Năm 2015 xuất khẩu nông, lâm và thủy sản giảm 0,8%
Giá bán giảm đã khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm và thủy sản cả nước trong năm 2015 chỉ đạt 30,14 tỉ đô la Mỹ, giảm nhẹ 0,8% so với năm ngoái [...]
Xem chi tiết →Giá cà phê trong nước ngày 29/12/2015 không thay đổi so với cuối tuần trước
Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên không thay đổi so với cuối tuần trước, vẫn ở mức 32,9 - 33,5 triệu đồng/ tấn. [...]
Xem chi tiết →Thay đổi phương thức sản xuất để nâng giá trị cà phê xuất khẩu
Quá trình sản xuất cào bằng, các loại cà phê tốt, xấu đều được thu mua ngang giá nên đã dẫn đến tình trạng cà phê kém chất lượng và giảm giá như hiện nay... [...]
Xem chi tiết →Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (28.12.2015)
Tại các tỉnh phía Bắc, chuột, ốc bươu vàng gây hại nhẹ trên mạ và lúa gieo sạ. Các loại sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ trên rau màu vụ đông [...]
Xem chi tiết →Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh [...]
Xem chi tiết →Đồng Nai: Hồ tiêu "sốt" giá, dân đổ xô trồng
Giá hồ tiêu liên tục tăng và giữ ở mức cao trong hơn 2 năm qua đưa cây tiêu lên vị trí “đầu bảng” trong ưu tiên phát triển của người nông dân. [...]
Xem chi tiết →Giá cà phê trong nước ngày 03/11/2015 giảm 300 ngàn đồng/tấn
Hôm nay (03/11), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều giảm. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 01/16 giảm 14 USD/tấn. [...]
Xem chi tiết →Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư máy móc nông nghiệp tại Cần Thơ
Ngày 2/11, tại Cần Thơ, lãnh đạo thành phố tiếp và làm việc với đại diện Tập đoàn Satake (Nhật Bản) do ông Nguyễn Trọng Hiếu, tổng giám đốc Satake Việt Nam dẫn đầu. [...]
Xem chi tiết →Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 2/11 - 8/11)
Tại các tỉnh phía Nam, rầy nâu phổ biến tuổi 2 - 4, gây hại nhẹ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, hại cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ, có nơi gây hại nặng. [...]
Xem chi tiết →Giá cà phê trong nước ngày 31/10/2015 tăng mạnh 1 triệu đồng/tấn
Hôm nay (31/10), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tiếp tục tăng mạnh. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua,... [...]
Xem chi tiết →