Cây Trồng Khác

10 - 2015

19

a) Các tỉnh phía Bắc

- Theo dõi và phòng trừ sâu, bệnh hại bông, hạt như bọ xít, bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn trên lúa giai đoạnn chắc xanh - đỏ đuôi.

- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ muộn. Cần tập trung theo dõi trên đồng ruộng, phòng chống kịp thời.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại cục bộ trên trà lúa muộn tại các tỉnh khu vực Bắc bộ. Cần theo dõi chặt và phòng trừ kịp thời nơi có mật độ cao.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa vụ 3, lúa mùa muộn giai đoạn cuối vụ.

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại lúa mùa, lúa gieo giai đoạn đòng - trỗ.

- Bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo ở các tỉnh đồng bằng.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu: Tuần tới trên đồng phổ biến rầy tuổi 1, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng, duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa và khi rầy xuất hiện mật độ cao cần phòng chống kịp thời. Những vùng chuẩn bị gieo sạ lúa ĐX sớm 2015-2016 theo dõi diễn biến của rầy nâu vào đèn và tình hình khí tượng thuỷ văn ở địa phương. Khuyến cáo nông dân tiến hành gieo sạ ”né rầy”, đặc biệt cần chuẩn bị tốt lượng giống cần thiết để gieo sạ với chất lượng cao nhất, hạn chế sử dụng giống nhiễm.

- Khả năng bệnh đạo ôn lá sẽ còn tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, đồng thời bệnh đạo ôn cổ bông cũng sẽ gia tăng diện tích trên các trà lúa trỗ. Theo dõi sát diễn biến tình hình của bệnh đạo ôn trên đồng ruộng, đặc biệt trên những giống nhiễm để có biện pháp phòng trị bệnh đạt hiệu quả.

Ngoài 2 đối tượng trên, cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với ốc bươu vàng ở giai đoạn lúa mới sạ < 15 ngày và những ruộng khó thoát nước; sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng.

Trên cây trồng khác

Cây vụ đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm lá… tiếp tục hại ngô. Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn… hại nhẹ các loại rau màu.

Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.

Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.

Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.

CCBVTV

Nguồn: Nongnghiep.vn

 Khuyến cáo của công ty Việt Nông:

* Trên lúa:

- Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao sử dụng Chatot 600 WG pha gói 15g/bình 16 lít. Lượng nước phun 400 - 600 lít/ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ sử dụng Emagold 6.5 WG pha 5 - 10g/bình 16 lít hoặc Classico 480Ec pha 20 - 25 ml/bình 16 lít. Phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn sử dụng Athuoctop 480 SC kết hợp thuốc đặc trị vi khuẩn Ychatot 900SP với liều lượng 15 - 20 ml/bình 16 lít, gói Ychatot 3g/ bình 16 lít. Phun ướt đều hai mặt lá.

- Trên cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả), rỉ sắt sử dụng Athuoctop 480SC hoặc Hexazole

- Trên cây tiêu: Bệnh chết chậm sử dụng Metaxyl hoặc Mancozeb kết hợp Ychatot 900 SP cho đổ gốc.

- Thanh long: Bệnh đốm trắng (tắc kè) Sử dụng Athuoctop 480Sc + Ychatot 900 SP phun phòng và khi bệnh mới xuất hiện. Thanh long giai đoạn chong đèn có hiện tương teo cành, thối rễ sử dụng Vino79 + Tricho Humic giúp kích thích ra rễ, giải độc phèn, giải độc hữu cơ.

- Cây Sắn (Khoai mì): Rệp sáp bột hồng sử dụng Classico 480EC pha 20 - 25 ml/bình 16 lít hoặc chai 450ml/ pha 400 lít nước.


Tin Khác

Quy trình bón phân và phòng ngừa bệnh hại cho cây ớt trồng ngoài đồng đạt năng suất cao hiện nay

Ớt là cây rau màu được trồng nhiều ở các vùng trong cả nước, và là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Ớt là cây dễ trồng nhưng cũng khó chăm nhất là trong điều kiện thâm canh, trồng với diện tích lớn. Để giúp ớt cho hoa nhiều, trái đẹp, sai trái, chắc khỏe và thu hoạch kéo dài đòi hỏi cần có quy trình bón phân phù hợp [...]

Xem chi tiết