Cây Trồng Khác

10 - 2015

27

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, những vùng, vườn thanh long được tổ chức vệ sinh tốt, vườn thông thoáng, gắn với việc sử dụng các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời, tỉ lệ bệnh rất thấp, diện tích nhiễm bệnh giảm.  
 
Nông dân Hàm Thuận Bắc vặt bỏ trái thanh long bị nhiễm đốm nâu

Tuyên truyền bằng nhiều hình thức
 
Đến nay, các địa phương tiếp tục công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông báo diễn biến tình hình bệnh đốm nâu hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điển hình, trong tháng 9/2015, toàn tỉnh đã tổ chức tập huấn thêm 35 lớp tại Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Tân. Lũy kế từ đợt cao điểm đến nay đã tổ chức 347 lớp; phát tán thêm 1.314 tờ rơi, tài liệu. Ngoài ra, các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với địa phương bám sát địa bàn, thống kê diện tích nhiễm bệnh, đặc biệt diện tích nhiễm nặng để khoanh vùng và có biện pháp xử lý. Để tiêu hủy mầm bệnh, các huyện trồng thanh long đã tiếp tục tiến hành tỉa cành bệnh để xử lý. Kết quả, lượng cành thu gom để xử lý trong tháng 9214 tấn, trên diện tích khoảng 214 ha. Lũy kế đến nay toàn tỉnh tiêu hủy  2.378 tấn cành trên diện tích  2.378 ha với 467 điểm ủ trên toàn tỉnh. Riêng 2 huyện hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam có diện tích nhiễm bệnh nhiều nhất, do vậy các huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu.
 
Tuy nhiên, hiện nay công tác tuyên truyền tại một số địa phương chưa được thường xuyên, sâu rộng, nhận thức về phòng, chống bệnh đốm nâu chưa cao, vẫn  còn trông chờ vào thuốc đặc trị. Cùng với đó, giá bán thanh long không ổn định nên bà con còn lơ là công việc phòng trị bệnh. Việc chặt tỉa cành bệnh và ủ với chế phẩm BIO-ADB chưa nhiều... Đây là lý do tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh. Nếu không tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống quyết liệt hơn thì bệnh đốm nâu có thể sẽ bùng phát và lây lan mạnh khi có mưa.
 
Tại buổi làm việc mới đây về tình hình triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh đã nhấn mạnh, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống bệnh đốm nâu. Cần tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh, đặc biệt tổ chức khoanh vùng các diện tích bị nhiễm nặng và triển khai các biện pháp tiêu diệt, hạn chế nguồn bệnh. Phấn đấu cuối tháng 10 không còn diện tích nhiễm nặng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Ngoài ra, các thành viên Ban chỉ đạo huyện, xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tháo gỡ những khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống bệnh có hiệu quả hơn.
 
Riêng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cần chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các huyện có diện tích bị nhiễm bệnh nặng phải tổ chức khoanh vùng, thực hiện các biện pháp triệt để, có hiệu quả để giảm tỉ lệ nhiễm bệnh. Tăng cường hướng dẫn, phổ biến cho bà con nông dân thực hiện biện pháp lấy chồi, né chồi; phun thuốc phòng bệnh đúng thời điểm, đúng phương pháp, đúng loại thuốc và đúng nồng độ, liều lượng.  Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nông dân về quy trình phòng chống bệnh đốm nâu thanh long theo sô kinh phí được UBND tỉnh hỗ trợ...
 
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận, tính đến ngày 20/10/2015, tổng diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trên địa bàn tỉnh là 6.341 ha. Trong đó nhiễm nhẹ 4.590 ha, nhiễm trung bình 1.693 ha và nhiễm nặng 39 ha (tỷ lệ bệnh 25 - 50 %), giảm 167 ha so với tuần trước và giảm 7.779 ha so cùng kỳ năm 2014. Trong đó diện tích nhiễm bệnh ở huyện Hàm Thuận Bắc 3.704 ha, Hàm Thuận Nam 1.910 ha và Bắc Bình 670 ha.
Nguồn: Báo Bình Thuận

Tin Khác

Quy trình bón phân và phòng ngừa bệnh hại cho cây ớt trồng ngoài đồng đạt năng suất cao hiện nay

Ớt là cây rau màu được trồng nhiều ở các vùng trong cả nước, và là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Ớt là cây dễ trồng nhưng cũng khó chăm nhất là trong điều kiện thâm canh, trồng với diện tích lớn. Để giúp ớt cho hoa nhiều, trái đẹp, sai trái, chắc khỏe và thu hoạch kéo dài đòi hỏi cần có quy trình bón phân phù hợp [...]

Xem chi tiết