Tin Tức Nông Nghiệp

4 - 2016

19

Những năm gần đây, các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc… dần mở cửa nhập khẩu trái cây Việt Nam. Cơ hội lớn đã mở ra nhưng các nhà xuất khẩu trong nước vẫn chưa khai thác triệt để
 
Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa cho biết chính phủ nước này đang hoàn tất thủ tục cho xoài Việt Nam vào thị trường này, cho thấy nông sản Việt dần thuyết phục được người tiêu dùng nước ngoài.
 
Khởi sắc
 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó, thanh long chiếm hơn 40% tổng kim ngạch. Năm 2015, cả nước xuất khẩu hơn 3 tấn trái vải, 100 tấn nhãn sang Mỹ; hơn 1.200 tấn thanh long, trên 10,6 tấn xoài vào thị trường Nhật và hơn 28 tấn trái vải tươi qua Úc. Hàn Quốc đồng ý mở rộng vùng trồng xoài xuất khẩu ngoài ĐBSCL. Tuy có khởi sắc nhưng con số tuyệt đối vẫn còn quá khiêm tốn so với tiềm năng.
 
Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết tình hình xuất khẩu trái cây tươi sang các thị trường khó tính nhìn chung tiến triển tốt. Trong quý I/2016, Việt Nam đã xuất hơn 2.139 tấn (thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài) sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, xấp xỉ 50% so với sản lượng cả năm 2015. Trái thanh long có sự tăng trưởng ấn tượng ở cả 3 thị trường này, trong đó Mỹ với hơn 1.103 tấn, bằng 60% sản lượng của cả năm 2015.
 
Kiểm tra thanh long xuất khẩu sang Mỹ Ảnh: Ngọc Ánh

Theo khảo sát của một cán bộ Cục Bảo vệ thực vật (đã nghỉ hưu) trong chuyến du lịch Mỹ đầu tháng 4-2016 tại bang Texas, thanh long ruột trắng Việt Nam bán lẻ 15 USD/kg (hơn 330.000 đồng/kg), loại xấu hơn cũng trên 13 USD/kg (hơn 280.000 đồng/kg). Thông thường, giá bán của nhà xuất khẩu Việt Nam chỉ bằng 50% giá bán lẻ của nhà nhập khẩu nước ngoài. Như vậy, với thanh long, nhà xuất khẩu Việt Nam thu được 140.000 - 165.000 đồng/kg, khá cao so với giá ở thị trường nội địa. Dự báo, trái thanh long sẽ tiếp tục là “ngôi sao” của trái cây Việt Nam xuất khẩu trong năm nay khi thị trường Đài Loan mở cửa trở lại từ ngày 1-6, sau 7 năm gián đoạn.
 
Ông Chu Hồng Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2, cho biết Đài Loan là thị trường tiềm năng vì người tiêu dùng ở đây rất chuộng thanh long Việt Nam. “Các nhà nhập khẩu Đài Loan nắm thông tin từ khá sớm nên đã xúc tiến tìm nguồn hàng. Hiện doanh nghiệp trong nước xuất khẩu thanh long đã có hợp đồng, chỉ còn chờ thời gian” - ông Châu nói.
 
Phải thoát khỏi vòng luẩn quẩn
 
GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng thị trường khó tính luôn có những quy định khắt khe nhưng nếu DN xuất khẩu đáp ứng được đơn hàng, vượt qua các rào cản kỹ thuật thì sẽ có thị trường ổn định, đơn hàng tốt. Trái cây Việt Nam nhiều năm nay không thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn: nông dân trồng tự phát, phun xịt thuốc vô tội vạ, phụ thuộc vào thương lái và thị trường Trung Quốc. “Doanh nghiệp phải đồng hành cùng nông dân, lo đầu ra cho sản phẩm; nhà nước có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông nghiệp. Thái Lan và nhiều nước khác đã làm, sao Việt Nam không làm được?” - GS-TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
 
Bên cạnh đó, khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm cũng cần được quan tâm. Ông Chu Hồng Châu cho biết phải mất vài năm mới vượt qua hàng rào kỹ thuật nhưng sản lượng xoài của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật lại không như kỳ vọng, mới gần 27 tấn, tính từ tháng 9-2015 đến hết quý I/2016. Khách hàng Nhật chuộng xoài “bao vàng” (loại được bọc quả để có màu vàng), trong khi nhà vườn trong nước lại không thể đáp ứng. Trong khi Việt Nam có xoài xanh với chất lượng vượt trội nhưng người Nhật chưa thể tiếp cận. “Để xoài xuất khẩu mạnh sang Nhật, cần phải tổ chức lại hoạt động xúc tiến thương mại” - ông Châu nói.
 
Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật, cho biết gần đây, Thương vụ Việt Nam đã đưa được quả xoài vào siêu thị Aeon của Nhật và được hỗ trợ quảng bá, bán hàng. Người tiêu dùng Nhật tỏ ra chuộng loại trái cây này. Việc tiếp theo là các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định chất lượng và giá cả để tận dụng được cơ hội.

Sẽ có thêm xoài, vú sữa vào Mỹ

Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ, Nhật, quá trình xúc tiến để các nước này chấp nhận cho một loại trái cây nhập khẩu phải mất từ 5-7 năm. Việc đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính không chỉ là cơ hội xuất khẩu trái cây Việt Nam vào thị trường đó mà còn là cầu nối để xuất sang những thị trường khác. Hiện Mỹ chỉ cho nhập 4 loại trái cây tươi Việt Nam là thanh long, vải, nhãn và chôm chôm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đàm phán để sớm có thêm xoài và vú sữa vào thị trường này.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật cho biết Nhật đánh tiếng sẽ cho nhập thêm 1 loại trái cây Việt Nam.
 
Thanh Nhân - Ngọc Ánh (Báo NLĐ)

Tin Khác

LÔ SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM CHÍNH THỨC CẬP BẾN TRUNG QUỐC

Sáng 24/3, Công ty Cổ phần nông sản Nam Đô và đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc tổ chức lễ ký kết và vận chuyển 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ nhà máy tại huyện Krông Pắc, Đắk Lắk lên đường sang Trung Quốc. Đây là lô hàng sầu riêng đông lạnh đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào ngày 19/8/2024. [...]

Xem chi tiết

QUẢN LÝ TƯỚI TIÊU TRONG CANH TÁC SẦU RIÊNG: TỪ CƠ CHẾ SINH LÝ ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Kính Thưa Quý Nhà Nông! Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Là môi trường hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận khác, đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, nước giúp điều hòa nhiệt độ thông qua quá trình thoát hơi nước, duy trì hoạt động quang hợp và hô hấp. Trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, nước là yếu tố quan trọng giúp hoa nở và trái phát triển ổn định. Đặc biệt, quản lý lượng nước hợp lý trong giai đoạn trái phát triển và thu hoạch có thể cải thiện đáng kể chất lượng cơm và màu sắc trái sầu riêng, đồng thời giảm thiểu tình trạng rụng trái non. [...]

Xem chi tiết

NUÔI KIẾN VÀNG LÀM "VỆ BINH" - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VƯỜN BƯỞI HỮU CƠ

Nuôi kiến vàng trong canh tác vườn bưởi của anh Mão - Thanh Hóa là một trong những hướng đi đột phá mang tính khác biệt nhưng đầy hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp canh tác có 1-0-2 này đã giúp anh tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất không chỉ vậy mà còn cải thiện chất lượng của quả bưởi và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. [...]

Xem chi tiết

CANH TÁC LÚA THEO HƯỚNG IPHM - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ

QUẢ Việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp tiên tiến là chìa khóa để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Một trong những giải pháp nổi bật hiện nay là IPHM (Integrated Pest and Health Management - Quản lý dịch hại và sức khỏe cây trồng tổng hợp). Đây là phương pháp canh tác bền vững, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. [...]

Xem chi tiết

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1TR HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP – VINCO Tiên Phong Ủng Hộ Và Đồng Hành Cùng Nông Dân ĐBSCL

Chương trình "Đề án 1 triệu hecta lúa giảm phát thải, chất lượng cao" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo tại Việt Nam. Đề án tập trung vào việc xây dựng và triển khai các mô hình canh tác tiên tiến, áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Thông qua các biện pháp như sử dụng phân bón thông minh, quản lý nước hiệu quả và chuyển đổi canh tác, chương trình không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của hạt gạo Việt mà còn góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM - CƯỜNG QUỐC XUẤT KHẨU GẠO LẠI ĐỨNG THỨ 3 THẾ GIỚI VỀ NHẬP KHẨU GẠO: CHUYỆN THẬT KHÓ TIN!

Với việc Ấn Độ ban hành ra lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam nhanh chóng chớp lấy thời cơ giá gạo thế giới đang tăng cao để đẩy mạnh chỉ số xuất khẩu. Biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Và để duy trì được vị thế đó, buộc Việt Nam phải nhập khẩu gạo nhằm ổn định lương thực quốc gia.Và không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. [...]

Xem chi tiết

CƠ HỘI VÀNG CHO NÔNG SẢN VIỆT TẠI LỄ HỘI TRÁI CÂY BẮC KINH - TRUNG QUỐC

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc Hỗ trợ nông dân nâng tầm trái cây ra thị trường quốc tế Hợp tác xã và nhóm hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt mức 3 tỷ USD Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc tham dự "Lễ hội Trái cây Việt Nam" tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM GHI DANH TRÊN BẢN ĐỒ NÔNG SẢN THẾ GIỚI NHỜ VÀO SẦU RIÊNG

Dự kiến trong quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu từ các thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Theo Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, năm 2024, diện tích sầu riêng tại tỉnh dự kiến đạt từ 34.000 đến 35.000 ha, với sản lượng trên 300.000 tấn, tiếp tục góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết