Tin Tức Nông Nghiệp

7 - 2024

26

Thật hư câu chuyện 1 quả vải có giá lên đến 1.8 tỷ???

Quả vải, hay còn gọi là quả lệ chi, là một loại trái cây nhiệt đới nhỏ thuộc họ soapberry. Tại Việt Nam, vải thường được trồng chủ yếu ở khu vực phía Bắc và có giá bán dao động chỉ vài chục nghìn đồng mỗi kilogram. Tuy nhiên, tại vùng Tăng Thành, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, tồn tại một giống vải đặc biệt có giá trị cực kỳ cao, được gọi là vải “Gia Lục”. Giá của một quả vải Gia Lục có thể lên tới 1 tỷ 800 triệu đồng.

 Vải Gia Lục được các chuyên gia xem như “Bảo vật” của vùng Tăng Thành. Từ xa, quả vải Gia Lục nổi bật với màu sắc đặc trưng: sự kết hợp hoàn hảo giữa đỏ và xanh lá cây theo tỷ lệ 6:4, với một đường viền màu xanh lá cây nổi bật. Khi thưởng thức, quả vải này mang đến vị ngọt thanh đặc biệt, cùi dày và mọng nước, cùng với hạt rất nhỏ.

Loại vải độc nhất vô nhị này, trong suốt 400 năm qua, chỉ sản xuất được vài chục quả mỗi năm, theo thông tin từ Tân Hoa Xã. Sự hiếm hoi và giá trị của vải Gia Lục càng được khẳng định qua sự kiện đấu giá năm 2002, khi một quả vải Gia Lục cao cấp đã được bán với mức giá không tưởng: 550.000 NDT, tương đương hơn 1,8 tỷ đồng.

Vậy lý do nào khiến vải ở vùng Tăng Thành có giá bán cao kỷ lục như vậy?

Việc vải ở vùng Tăng Thành có giá đắt đỏ như vậy một phần lớn nhờ vào tài nghệ bán hàng của các pháp sư Trung Hoa. Họ đã sử dụng một phương pháp bán hàng độc đáo được gọi là “Bán hàng bằng cách kể chuyện”. Một quả vải thông thường có thể được bán với giá thành rất rẻ, nhưng khi những người bán hàng xây dựng một câu chuyện, tạo ra sự khan hiếm và kì thú, giá trị của nó được nâng lên một tầm cao mới. Các nhà kinh doanh Trung Hoa khéo léo tạo nên một câu chuyện đặc biệt cho cây vải và tổ chức các cuộc đấu giá, biến việc sở hữu một quả vải thành một đều vinh dự và hết sức có ý nghĩa.

Hàng năm tại vùng Tăng Thành, một cuộc đấu giá danh tiếng mang tên “Đấu giá giữa các Cụ Vải” được tổ chức. Doanh thu từ các cuộc đấu giá này ước tính rất cao, nhờ vào cách thức tổ chức và bán hàng đặc biệt của các pháp sư Trung Hoa. Các cây vải ở vùng này có tuổi đời cực kỳ cao; cây trẻ nhất đã hơn 500 tuổi và cây lớn tuổi nhất có thể lên tới 1.300 năm tuổi. Các pháp sư tổ chức đấu giá giữa các loại vải từ những cây vải cổ thụ này, và người chiến thắng không chỉ được hưởng may mắn và sống thọ mà còn có quyền khai thác và sử dụng cây vải trong suốt một năm.

Chính nhờ vào sự thông minh và tinh tế trong cách bán hàng của các pháp sư Trung Hoa, giá vải ở vùng Tăng Thành luôn ở mức đắt đỏ. Họ đã thần kì hóa công dụng và chức năng của một loại trái cây bình thường, biến nó thành một sản phẩm phi thường, đầy mê hoặc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline: 1900 068 639
Địa chỉ: Nhà số 2 KDC Merita Khang Điền, Số 456 Liên Phường, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tin Khác

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM KÝ KẾT NGHỊ ĐỊNH THƯ QUAN TRỌNG, MỞ ĐƯỜNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG TRUNG QUỐC

Sầu riêng đông lạnh và dừa tươi chính thức trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh hai sản phẩm trên, cá sấu cũng đã góp mặt trong danh sách xuất khẩu, mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp, hứa hẹn đem lại những thành công vượt bậc trong tương lai! [...]

Xem chi tiết

RỦI RO TIỀM ẨN TỪ LÀN SÓNG TRỒNG SẦU RIÊNG Ồ ẠT

Với hương vị đặc trưng và giá trị kinh tế cao, sầu riêng đang thu hút sự quan tâm đông đảo từ nông dân, dẫn đến một làn sóng ồ ạt chuyển đổi canh tác sang trồng sầu riêng trên toàn quốc. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng, đòi hỏi các nhà nông phải chú ý để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả trong sản xuất. [...]

Xem chi tiết

BÀI HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỪ TRIẾT LÝ “ĐỦ ĐẦY” CỦA NGƯỜI THÁI: GÓC NHÌN CHUYÊN SÂU DÀNH CHO VIỆT NAM

Triết lý kinh tế “Đủ Đầy” là một trong những mục tiêu phát triển nông nghiệp của người Thái. Với châm ngôn “Không Ai Giàu Một Minh”, người Thái đã và đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thế giới trong lĩnh vực NÔNG NGHIỆP. [...]

Xem chi tiết

NÔNG DÂN CẦN THƠ HÀO HỨNG NHẬN THƯỞNG NÓNG KHI ÁP DỤNG TRỒNG LÚA GIẢM PHÁT THẢI TRONG NHÀ KÍNH

Sáng 30.7 tại TP. Cần Thơ, 38 nông hộ ở xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh vui mừng khi được nhận thưởng nóng từ thực hành sản xuất lúa theo gói canh tác 1 phải 5 giảm, giảm phát thải khí nhà kính. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái để xây dựng hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bao trùm và có khả năng phục hồi”. [...]

Xem chi tiết

THANH LONG “MIỀN TÂY” BÙNG NỔ TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Tại Việt Nam hiện nay, có hai loại giống thanh long chính đang được trồng và phát triển: thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Trong đó, thanh long ruột đỏ là giống chủ lực, được trồng chủ yếu tại khu vực Long An, chiếm tới 97% diện tích, và Tiền Giang với 71%. Đến nay, cây thanh long đã hình thành các vùng sản xuất tập trung tại Long An và Tiền Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn và xuất khẩu. [...]

Xem chi tiết