Tin Tức Nông Nghiệp

6 - 2016

2

Sau nhiều năm đàm phán, trái cây Việt đã được nhiều nước nhập khẩu, tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm hiện nay là nạn tranh mua, tranh bán dẫn đến không quản lý được chất lượng nguồn hàng, có thể mất thị trường
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho nông dân để vượt qua rào cản kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến sau thu hoạch để đẩy mạnh xuất khẩu trái cây.
 
Điểm sáng
 
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV - Bộ NN-PTNT), cho biết năm 2015, xuất khẩu rau quả đạt 1,8 tỉ USD, tăng 11% kế hoạch. Năm tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 900 triệu USD. Hy vọng năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng so với 2015. “Đây có thể xem là điểm sáng trong bối cảnh hàng loạt nông sản gặp khó khăn trong xuất khẩu” - ông Trung nhìn nhận.
 
Theo Bộ NN-PTNT, trái cây Việt đã thỏa mãn điều kiện nhập khẩu của nhiều nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số thị trường có quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, như: Mỹ, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. “Thời gian qua, Cục BTVT đã tích cực đàm phán để đối tác gỡ bỏ rào cản kỹ thuật hoặc hạ thấp các tiêu chuẩn để trái cây Việt xâm nhập những thị trường khó tính” - ông Hoàng Trung nói.
 
Xử lý vải thiều trước khi xuất khẩu Ảnh: Khương Lực

Nhờ vậy, đã có 4 loại trái cây Việt gồm: thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều xuất khẩu sang Mỹ. Năm tháng đầu năm 2016, xuất gần 2.000 tấn trái cây sang Mỹ, bằng 200% so với cùng kỳ năm 2015. Cục BVTV đang đàm phán để xuất thêm xoài, vú sữa sang thị trường này.
 
Trái vải của Việt Nam đã thâm nhập thị trường Úc. Ngành nông nghiệp nước này cũng đã cho phép nhập khẩu xoài của Việt Nam. Dự kiến, cuối năm 2016, Úc sẽ hoàn tất thủ tục để cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam. Hơn 6 năm trước, Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan từ 14.000-16.000 tấn thanh long/năm. Tuy nhiên, sau khi một số lô thanh long bị phát hiện nhiễm ruồi đục quả ổi nên họ đưa vào danh mục cấm nhập khẩu. “Mấy năm qua, Cục BVTV đã đàm phán với cơ quan kiểm dịch thực vật của Đài Loan và đã hoàn tất thủ tục cho phép Việt Nam xuất khẩu thanh long trở lại thị trường này kể từ ngày 1-6 - cục trưởng Cục BVTV cho biết.
 
Hiện nay, xoài và thanh long đã xuất khẩu sang Nhật. Cục BVTV đang đàm phán để xuất thêm trái vải, chôm chôm, nhãn sang thị trường này. Sau khi thanh long và xoài được Hàn Quốc nhập khẩu, Cục BVTV đang làm thủ tục để xuất thêm vú sữa và vải thiều.
 
Là nước nông nghiệp, dân số ít, tiêu chuẩn nhập khẩu lại khắt khe nên New Zealand không được kỳ vọng sẽ nhập nhiều trái cây của Việt Nam. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn đang đẩy mạnh đàm phán, hy vọng cuối năm tới, trái cây Việt sẽ xâm nhập thị trường được xem là khó tính bậc nhất thế giới này. “Nếu được New Zealand chấp nhận, trái cây Việt Nam sẽ dễ dàng xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng khác” - đại diện Bộ NN-PTNT nhận định.
 
Muốn lâu dài phải giữ uy tín
 
Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Theo đó, từ nay đến năm 2020, sẽ có 95% dòng thuế giảm xuống 0%. Tuy nhiên, đi kèm với ưu đãi này là hàng rào kỹ thuật kiểm dịch thực vật sẽ tăng lên.
 
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre), cho biết xuất khẩu trái cây tươi sang các thị trường khó tính cơ bản thuận lợi. Với Mỹ, phải chấp hành đúng quy định của họ và những quy định này rất rõ ràng. Nếu tuân thủ, doanh nghiệp sẽ quản lý được chất lượng, không lo “dính” dư lượng hóa chất bị cấm. Tuy nhiên, thị trường này đang tiềm ẩn rủi ro do nhiều doanh nghiệp trong nước lao vào, tranh mua nguyên liệu dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được chất lượng. Những lô hàng vi phạm quy định sẽ bị phạt, hủy hàng. Khi đó, những doanh nghiệp cùng ngành cũng bị vạ lây, thậm chí bị chặn toàn bộ nguồn xuất. “Để không mất thị trường, vấn đề quan trọng là phải kiểm soát được chất lượng trái cây xuất khẩu” - bà Thu đúc kết.
 
Theo một cán bộ Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu (đơn vị phụ trách mở cửa các thị trường xuất khẩu trái cây của Cục BVTV), những thị trường khó tính có hàng rào kỹ thuật rất khắt khe. Chẳng hạn, việc xử lý ruồi đục quả, Nhật Bản, Hàn Quốc yêu cầu xử lý bằng máy hơi nước nóng với tỉ lệ diệt trừ lên đến 99,965% - gần như tuyệt đối. Một số nước còn cử kiểm dịch viên sang Việt Nam giám sát chất lượng nguồn hàng và DN xuất khẩu phải trả lương cho họ với mức khá cao. Cộng thêm nhiều chi phí đẩy giá thành trái cây Việt Nam lên cao hơn nhiều so với giá nguyên liệu, giảm sức cạnh tranh.
 
Ngoài ra, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại cho trái cây của nhà nước ở nước ngoài kém hiệu quả, chưa nắm bắt được thị hiếu của khách hàng.
 
Theo nhận định của nhiều cơ quan chức năng, trái cây trong nước được sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên nguồn cung khó bảo đảm cả số lượng lẫn chất lượng. Doanh nghiệp nông nghiệp nói chung đã yếu, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây còn yếu hơn. “Số doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đã ít, một vài đơn vị còn làm ăn gian dối. Xuất những lô đầu thì đúng tiêu chuẩn nhưng sau đó trà trộn hàng kém chất lượng, làm giảm uy tín trái cây Việt. Đây là vấn đề phải sớm khắc phục” - ông Hoàng Trung bức xúc.
 
Theo Bộ NN-PTNT, để trái vải vào được thị trường Úc, phải mất hơn 10 năm đàm phán. Còn thâm nhập thị trường Úc, Mỹ, Đài Loan, thời gian đàm phán không dưới 4 năm; thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, sớm nhất cũng phải 2 năm. “Lo nhất là vi phạm quy định của nơi nhập khẩu, phải đàm phán lại từ đầu. Chẳng hạn, sau khi Đài Loan cấm nhập khẩu, trái thanh long phải mất hơn 6 năm mới có thể quay trở lại thị trường này” - ông Trung nói.
 
Xử nghiêm cán bộ nhũng nhiễu

Mùa thu hoạch vải đang đến gần, Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung khẳng định với tinh thần phục vụ doanh nghiệp và nông dân, cục đã chỉ đạo hệ thống kiểm dịch thực vật ở 2 cửa khẩu lớn là Lào Cai và Lạng Sơn cũng như trên cả nước tăng cường nhân lực, tạo điều kiện tối đa, không kể ngày đêm, không để ách tắc bất cứ lô hàng xuất khẩu nào. “Cán bộ kiểm dịch hách dịch, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp xuất khẩu, cục sẽ xử lý kỷ luật nghiêm khắc” - ông Trung khẳng định.

Theo ước tính, năm nay, sản lượng trái vải sẽ giảm khoảng 10% so với năm trước. Thị trường Trung Quốc vẫn chiếm 50%-60%; còn lại xuất qua Mỹ, Úc, châu Âu và các nước Đông Nam Á. V.Duẩn
 
Văn Duẩn - Ngọc Ánh (Báo NLĐ)

Tin Khác

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1TR HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP – VINCO Tiên Phong Ủng Hộ Và Đồng Hành Cùng Nông Dân ĐBSCL

Chương trình "Đề án 1 triệu hecta lúa giảm phát thải, chất lượng cao" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo tại Việt Nam. Đề án tập trung vào việc xây dựng và triển khai các mô hình canh tác tiên tiến, áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Thông qua các biện pháp như sử dụng phân bón thông minh, quản lý nước hiệu quả và chuyển đổi canh tác, chương trình không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của hạt gạo Việt mà còn góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân. [...]

Xem chi tiết

Ngành Rau Quả Việt Nam Bứt Phá Với Kỷ Lục 7 Tỷ USD - Xuất Khẩu rau quả Việt Nam Cán Đích Sớm

Việt Nam đạt thành tựu nổi bật với xuất khẩu rau quả trong năm 2024, vượt chỉ tiêu chỉ sau 10 tháng. Với các lợi thế từ các hiệp định thương mại và nỗ lực không ngừng, ngành rau quả không chỉ cán đích sớm mà còn hướng tới kỷ lục mới với mục tiêu 7 tỷ USD. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM - CƯỜNG QUỐC XUẤT KHẨU GẠO LẠI ĐỨNG THỨ 3 THẾ GIỚI VỀ NHẬP KHẨU GẠO: CHUYỆN THẬT KHÓ TIN!

Với việc Ấn Độ ban hành ra lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam nhanh chóng chớp lấy thời cơ giá gạo thế giới đang tăng cao để đẩy mạnh chỉ số xuất khẩu. Biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Và để duy trì được vị thế đó, buộc Việt Nam phải nhập khẩu gạo nhằm ổn định lương thực quốc gia.Và không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. [...]

Xem chi tiết

CƠ HỘI VÀNG CHO NÔNG SẢN VIỆT TẠI LỄ HỘI TRÁI CÂY BẮC KINH - TRUNG QUỐC

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc Hỗ trợ nông dân nâng tầm trái cây ra thị trường quốc tế Hợp tác xã và nhóm hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt mức 3 tỷ USD Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc tham dự "Lễ hội Trái cây Việt Nam" tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM GHI DANH TRÊN BẢN ĐỒ NÔNG SẢN THẾ GIỚI NHỜ VÀO SẦU RIÊNG

Dự kiến trong quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu từ các thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Theo Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, năm 2024, diện tích sầu riêng tại tỉnh dự kiến đạt từ 34.000 đến 35.000 ha, với sản lượng trên 300.000 tấn, tiếp tục góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [...]

Xem chi tiết

8 TIÊU CHUẨN ATTP CẦN BIẾT KHI XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Sáng nay, 19.9.2024 tại Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc, Chi cục bảo vệ thực vật đã cập nhật những thông tin quan trọng liên quan đến 8 tiêu chuẩn An toàn thực phẩm quốc gia (ATTP) của Trung Quốc mà bà con cần nắm rõ. Đây là những tiêu chuẩn bắt buộc nhằm đảm bảo sầu riêng của chúng ta đạt chất lượng cao nhất khi xuất khẩu sang thị trường này. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM KÝ KẾT NGHỊ ĐỊNH THƯ QUAN TRỌNG, MỞ ĐƯỜNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG TRUNG QUỐC

Sầu riêng đông lạnh và dừa tươi chính thức trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh hai sản phẩm trên, cá sấu cũng đã góp mặt trong danh sách xuất khẩu, mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp, hứa hẹn đem lại những thành công vượt bậc trong tương lai! [...]

Xem chi tiết