Tin Tức Nông Nghiệp

4 - 2016

25

Chưa kịp vui mừng vì giá rau tăng kỷ lục vào dịp Tết nguyên đán vừa qua, người dân làng rau truyền thống Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) lại điêu đứng vì các loại rau rớt giá mạnh.
 
Những nông dân trồng rau xanh ở Lang Châu Bắc đang điêu đứng vì các loại rau rớt giá mạnh. Họ phải đứng trước hai lựa chọn: một là nhổ bỏ cho bò, heo ăn hoặc là để mặc ngoài đồng vì khai thác cũng không đủ tiền trả công lao động.
 
Nông dân cho biết, giá bầu giờ chỉ còn 2 ngàn/kg
Ông Lê Đông Sang (trú thôn Lang Châu Bắc, xã Duy Phước, Duy Xuyên) cho biết: “Trước và sau Tết một tháng giá rau vẫn đang ở mức tăng kỷ lục do miền Bắc rét đậm kéo dài, người dân mừng và phấn khởi lắm. Nhưng từ 20 tháng giêng đến giờ giá rau bắt đầu giảm mạnh, hiện giờ giá rau giảm 6-7 lần so với dịp Tết. Tính ra mỗi sào người dân thiệt hại hàng triệu đồng tùy loại”.
 
Nhiều luống mồng tơi bị phá bỏ thay vào đó là cà tím
 
Theo ông Sang, trong Tết giá rau tăng cao, rau muống 60 ngàn/chục nay giảm còn 10 ngàn/chục, mồng tơi từ 70-80 ngàn/chục giảm xuống 15 ngàn/chục, rau dền từ 60-70 ngàn/chục xuống còn 15 ngàn/chục, giá bầu từ chỗ 7-10 ngàn/kg giờ chỉ còn 2 ngàn/kg khiến người trồng không có lãi…
 
Hiện nay giá khổ qua giảm từ 20 ngàn/kg xuống còn 10 ngàn/kg vẫn có thể chấp nhận được nhưng các loại rau màu khác giảm quá mạnh khiến người dân điêu đứng, đành nhìn thành quả mình bỏ ra trôi sông, trôi biển.
 
Rau muống đến kỳ thu hoạch nhưng không ai còn mặn mà, bởi tiền bán không đủ bù giá nhân công cắt rau
 
Ông Lê Trung Thanh (trú Lang Châu Bắc, Duy Phước) đã phải phá bỏ sào mồng tơi vừa đến vụ thu hoạch của mình để chuyển đổi sang trồng bắp. Theo ông cho biết, giá phân bón, công lao động chăm sóc, cắt tỉa cho rau không bù lại tiền rau bán ra.
 
Với giá rau thấp như hiện nay thì ông đành chọn phương án cắt về cho bò ăn chứ để ngoài đồng mãi cũng không được gì, phải phá đi để chuyển đổi sang cây khác may ra còn tốt hơn.
 
Người dân phá bỏ rau để trồng các loại cây màu khác có lợi hơn rau
 
Bà Trần Thị Tuyết - một người làm rau ở đây - chia sẻ: “Mấy ngày trước giá bầu còn cao nhưng 2 ngày nay giá rớt thê thảm chỉ còn 2 ngàn/kg. Với giá này chỉ có thể cắt bỏ, hoặc bán tống bán tháo chứ không đủ chi phí công lao động của gia đình chứ chưa nói thuê người làm. Tính ra mỗi công lao động, tiền phân bón… là 700 ngàn nhưng thu lại chỉ được 70 ngàn, như vậy thì lấy gì mà làm ăn nữa”.
 
Rau dền quá lứa cũng chẳng ai còn mặn mà
 
Do giá rau quá rẻ nên nhiều hộ gia đình phá bỏ hoặc bán đổ, bán tháo để sang gieo trồng các cây trồng cạn khác như bắp, cà tím…
 
Vốn là những loại cây chủ lực, dễ tiêu thụ của vùng rau truyền thống Lang Châu Bắc nhưng hiện giờ rau muống, mồng tơi, rau dền đang đứng trước nguy cơ phá bỏ hàng loạt. Người tiếc của thì cố gắng tranh thủ bỏ công làm lời, bán đồng nào hay đồng nấy; người chán nản, muốn chuyển đổi sang trồng cây khác thì đành phá bỏ những luống rau với bao mồ hôi, công sức mình bỏ ra để mang về cho heo, bò ăn.
 
Nguyên nhân rau rớt giá mạnh theo người dân ở đây cho biết là do nguồn cung vượt cầu, trong khi thị trường tiêu thụ chững lại và giảm xuống. Bên cạnh đó, vốn là một vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nhưng từ 2 năm nay người dân phải tự sản xuất, tự cung ứng, giá rau lên xuống phụ thuộc chủ yếu vào thương lái thu mua.
 
N.Linh - C.Bính (Dân Trí)

Tin Khác

LÔ SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM CHÍNH THỨC CẬP BẾN TRUNG QUỐC

Sáng 24/3, Công ty Cổ phần nông sản Nam Đô và đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc tổ chức lễ ký kết và vận chuyển 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ nhà máy tại huyện Krông Pắc, Đắk Lắk lên đường sang Trung Quốc. Đây là lô hàng sầu riêng đông lạnh đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào ngày 19/8/2024. [...]

Xem chi tiết

QUẢN LÝ TƯỚI TIÊU TRONG CANH TÁC SẦU RIÊNG: TỪ CƠ CHẾ SINH LÝ ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Kính Thưa Quý Nhà Nông! Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Là môi trường hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận khác, đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, nước giúp điều hòa nhiệt độ thông qua quá trình thoát hơi nước, duy trì hoạt động quang hợp và hô hấp. Trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, nước là yếu tố quan trọng giúp hoa nở và trái phát triển ổn định. Đặc biệt, quản lý lượng nước hợp lý trong giai đoạn trái phát triển và thu hoạch có thể cải thiện đáng kể chất lượng cơm và màu sắc trái sầu riêng, đồng thời giảm thiểu tình trạng rụng trái non. [...]

Xem chi tiết

NUÔI KIẾN VÀNG LÀM "VỆ BINH" - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VƯỜN BƯỞI HỮU CƠ

Nuôi kiến vàng trong canh tác vườn bưởi của anh Mão - Thanh Hóa là một trong những hướng đi đột phá mang tính khác biệt nhưng đầy hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp canh tác có 1-0-2 này đã giúp anh tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất không chỉ vậy mà còn cải thiện chất lượng của quả bưởi và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. [...]

Xem chi tiết

CANH TÁC LÚA THEO HƯỚNG IPHM - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ

QUẢ Việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp tiên tiến là chìa khóa để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Một trong những giải pháp nổi bật hiện nay là IPHM (Integrated Pest and Health Management - Quản lý dịch hại và sức khỏe cây trồng tổng hợp). Đây là phương pháp canh tác bền vững, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. [...]

Xem chi tiết

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1TR HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP – VINCO Tiên Phong Ủng Hộ Và Đồng Hành Cùng Nông Dân ĐBSCL

Chương trình "Đề án 1 triệu hecta lúa giảm phát thải, chất lượng cao" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo tại Việt Nam. Đề án tập trung vào việc xây dựng và triển khai các mô hình canh tác tiên tiến, áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Thông qua các biện pháp như sử dụng phân bón thông minh, quản lý nước hiệu quả và chuyển đổi canh tác, chương trình không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của hạt gạo Việt mà còn góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM - CƯỜNG QUỐC XUẤT KHẨU GẠO LẠI ĐỨNG THỨ 3 THẾ GIỚI VỀ NHẬP KHẨU GẠO: CHUYỆN THẬT KHÓ TIN!

Với việc Ấn Độ ban hành ra lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam nhanh chóng chớp lấy thời cơ giá gạo thế giới đang tăng cao để đẩy mạnh chỉ số xuất khẩu. Biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Và để duy trì được vị thế đó, buộc Việt Nam phải nhập khẩu gạo nhằm ổn định lương thực quốc gia.Và không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. [...]

Xem chi tiết

CƠ HỘI VÀNG CHO NÔNG SẢN VIỆT TẠI LỄ HỘI TRÁI CÂY BẮC KINH - TRUNG QUỐC

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc Hỗ trợ nông dân nâng tầm trái cây ra thị trường quốc tế Hợp tác xã và nhóm hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt mức 3 tỷ USD Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc tham dự "Lễ hội Trái cây Việt Nam" tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM GHI DANH TRÊN BẢN ĐỒ NÔNG SẢN THẾ GIỚI NHỜ VÀO SẦU RIÊNG

Dự kiến trong quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu từ các thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Theo Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, năm 2024, diện tích sầu riêng tại tỉnh dự kiến đạt từ 34.000 đến 35.000 ha, với sản lượng trên 300.000 tấn, tiếp tục góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết