Tin Tức Nông Nghiệp

5 - 2016

3

Mới 5g sáng, ông Út Chấm đã lục tục mở cửa quán cà phê ven sông. Mấy người bạn trong xóm vừa gọi điện kêu mở cửa sớm để họ tới bàn gút lại giá lúa bán cho doanh nghiệp.
 
Nhóm nông dân ấp 6, xã Mỹ Hòa họp bàn chuyện làm ăn ở quán cà phê ông Út Chấm - Ảnh: V.TR.

Khoảng bốn năm nay quán cà phê này là “văn phòng” của một nhóm hơn 30 nông dân ở ấp 6, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp). Họ gọi vui là câu lạc bộ cà phê khuyến nông.
 
Ngày nào cũng vậy, sáng sớm và chiều tối họ đều có mặt ở đây nói chuyện thời sự, thảo luận kỹ thuật trồng lúa và bàn chuyện hợp tác làm ăn. Mỗi khi bàn xong chuyện giá lúa, họ chuyển sang bàn biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của lúa đang hoành hành khắp nơi.
 
Ông Út Chấm kể cách đây mấy vụ, khi lúa được 40 ngày thì thân và lá bỗng nhiên tím lại, những bông lúa đã trổ thì không ngậm sữa. Ông nhổ lúa đem về quán cà phê để mọi người thảo luận tìm nguyên nhân.
 
Ban đầu không ai biết lý do, đến khi dùng kính lúp xem kỹ thì phát hiện nhện gié bu đầy thân và bẹ lúa chứ không phải do vi khuẩn như mấy ông bán thuốc bảo vệ thực vật đoán mò. Đem thuốc trừ nhện phun thì ổn nhưng vụ đó chỉ đạt 50% năng suất.
 
Cũng nhờ kinh nghiệm này mà nông dân trong câu lạc bộ cà phê khuyến nông hết sợ nhện gié. Lúa được 35 ngày tuổi cứ phun thuốc diệt nhện là yên tâm kê cao gối mà ngủ ngon.
 
Ông Út Chấm chỉ có 0,5ha đất - là người làm ruộng ít nhất trong câu lạc bộ này. Ông dựng chòi mở quán cà phê ven sông để kiếm thêm đồng ra đồng vô nuôi con ăn học.
 
Bốn năm trước, bạn bè lối xóm ghé uống cà phê hay than thở lúa bị nhiễm bệnh này hay sâu rầy kia nhưng phun thuốc hoài không có kết quả. Cũng là nông dân trồng lúa nên khi nghe chuyện thì ông xáp vô hỏi thăm rồi bàn cách trị.
 
Dần dần tất cả những chuyện đồng áng của nông dân ở ấp 6, xã Mỹ Hòa đều được đem ra quán của ông thảo luận. Những ý kiến đề xuất mới lạ đều được đem ra áp dụng.
 
May mắn là đa số giải pháp từ quán cà phê cho kết quả mỹ mãn nên quán ngày càng đông khách. Vào mùa vụ thường có tới hơn 30 người tụ họp uống cà phê lúc sáng sớm và chiều tối để thảo luận tình hình lúa thóc ngoài đồng.
 
“Mấy năm qua câu lạc bộ cà phê khuyến nông của tụi tui đã tìm ra hàng chục giải pháp hay để giúp trồng lúa không còn cực nhọc mà năng suất tăng và bán được giá cao. Cũng nhờ vậy mà tui buôn bán được, có tiền lo cho con học đại học năm thứ hai ở Sài Gòn” - ông Út Chấm cười tươi.
 
GS.TS Võ Tòng Xuân (chuyên gia về nông nghiệp, hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ) nói khi đến gặp nhóm nông dân ở quán cà phê ông Út Chấm: “Tôi chưa từng gặp một nhóm nông dân nào ham học hỏi như thế. Tình yêu của họ đối với mảnh ruộng của mình lớn đến nỗi tôi tin họ có thể làm cho đất đẻ ra tiền được. Nền nông nghiệp Việt Nam rất cần nhiều nông dân tiến bộ như thế”.
 
Vân Trường (Báo Tuổi Trẻ)

Tin Khác

LÔ SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM CHÍNH THỨC CẬP BẾN TRUNG QUỐC

Sáng 24/3, Công ty Cổ phần nông sản Nam Đô và đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc tổ chức lễ ký kết và vận chuyển 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ nhà máy tại huyện Krông Pắc, Đắk Lắk lên đường sang Trung Quốc. Đây là lô hàng sầu riêng đông lạnh đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào ngày 19/8/2024. [...]

Xem chi tiết

QUẢN LÝ TƯỚI TIÊU TRONG CANH TÁC SẦU RIÊNG: TỪ CƠ CHẾ SINH LÝ ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Kính Thưa Quý Nhà Nông! Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Là môi trường hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận khác, đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, nước giúp điều hòa nhiệt độ thông qua quá trình thoát hơi nước, duy trì hoạt động quang hợp và hô hấp. Trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, nước là yếu tố quan trọng giúp hoa nở và trái phát triển ổn định. Đặc biệt, quản lý lượng nước hợp lý trong giai đoạn trái phát triển và thu hoạch có thể cải thiện đáng kể chất lượng cơm và màu sắc trái sầu riêng, đồng thời giảm thiểu tình trạng rụng trái non. [...]

Xem chi tiết

NUÔI KIẾN VÀNG LÀM "VỆ BINH" - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VƯỜN BƯỞI HỮU CƠ

Nuôi kiến vàng trong canh tác vườn bưởi của anh Mão - Thanh Hóa là một trong những hướng đi đột phá mang tính khác biệt nhưng đầy hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp canh tác có 1-0-2 này đã giúp anh tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất không chỉ vậy mà còn cải thiện chất lượng của quả bưởi và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. [...]

Xem chi tiết

CANH TÁC LÚA THEO HƯỚNG IPHM - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ

QUẢ Việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp tiên tiến là chìa khóa để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Một trong những giải pháp nổi bật hiện nay là IPHM (Integrated Pest and Health Management - Quản lý dịch hại và sức khỏe cây trồng tổng hợp). Đây là phương pháp canh tác bền vững, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. [...]

Xem chi tiết

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1TR HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP – VINCO Tiên Phong Ủng Hộ Và Đồng Hành Cùng Nông Dân ĐBSCL

Chương trình "Đề án 1 triệu hecta lúa giảm phát thải, chất lượng cao" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo tại Việt Nam. Đề án tập trung vào việc xây dựng và triển khai các mô hình canh tác tiên tiến, áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Thông qua các biện pháp như sử dụng phân bón thông minh, quản lý nước hiệu quả và chuyển đổi canh tác, chương trình không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của hạt gạo Việt mà còn góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM - CƯỜNG QUỐC XUẤT KHẨU GẠO LẠI ĐỨNG THỨ 3 THẾ GIỚI VỀ NHẬP KHẨU GẠO: CHUYỆN THẬT KHÓ TIN!

Với việc Ấn Độ ban hành ra lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam nhanh chóng chớp lấy thời cơ giá gạo thế giới đang tăng cao để đẩy mạnh chỉ số xuất khẩu. Biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Và để duy trì được vị thế đó, buộc Việt Nam phải nhập khẩu gạo nhằm ổn định lương thực quốc gia.Và không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. [...]

Xem chi tiết

CƠ HỘI VÀNG CHO NÔNG SẢN VIỆT TẠI LỄ HỘI TRÁI CÂY BẮC KINH - TRUNG QUỐC

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc Hỗ trợ nông dân nâng tầm trái cây ra thị trường quốc tế Hợp tác xã và nhóm hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt mức 3 tỷ USD Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc tham dự "Lễ hội Trái cây Việt Nam" tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM GHI DANH TRÊN BẢN ĐỒ NÔNG SẢN THẾ GIỚI NHỜ VÀO SẦU RIÊNG

Dự kiến trong quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu từ các thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Theo Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, năm 2024, diện tích sầu riêng tại tỉnh dự kiến đạt từ 34.000 đến 35.000 ha, với sản lượng trên 300.000 tấn, tiếp tục góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết