Tin Tức Nông Nghiệp

4 - 2016

27

Vừa xuống giống vụ hè thu chưa đầy 1 tháng, nhiều nông dân ở xã Phú Thuận B và xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) lại bị một phen điêu đứng vì hàng chục hecta lúa non “bỗng dưng” chết mà chưa rõ nguyên nhân.
 
Xuống giống được hơn 20 ngày, nhiều diện tích lúa chết gần hết

Nông dân xót xa nhìn lúa chết
 
Từ sáng sớm, chúng tôi đã có mặt tại đồng ruộng thuộc ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B. Quan sát, chúng tôi thấy có nhiều mảnh ruộng trơ đất dù đã xuống giống được hơn 20 ngày. Ông Trần Văn Nghiệm ở ấp Phú Lợi A ngồi buồn hiu nhìn mảnh ruộng 6.000m2 của mình. Theo ông Nghiệm, từ khi gieo sạ tới khoảng 6 ngày đầu, lúa phát triển bình thường. Sau đó, lúa chuyển sang màu vàng và chết dần dần. Ông đã sạ lại lần thứ 2 nhưng lúa vẫn chết. Ông Nghiệm nói: “Tôi đầu tư 6 công ruộng này tổng chi phí hơn 4,5 triệu đồng. Lúa bị chết nhiều quá nên chắc tôi bỏ luôn vì càng cứu sẽ càng lỗ vốn. Tình hình này có lẽ vụ sau tôi cho thuê đất, không làm nữa”.
 
Ông Bùi Văn Kha cũng ở ấp Phú Lợi A thì đang nỗ lực cứu 9.000m2 lúa đang “hấp hối” bởi với ông “còn nước thì còn tát”. Sau 2 lần xuống giống, lúa ruộng của ông vẫn chết hơn 50%. Ông chỉ còn cách mua mạ về dặm vá những chỗ lúa chết. Tuy nhiên, chi phí không hề rẻ vì giá mạ là 25 ngàn đồng/m2; tiền thuê nhân công nhổ mạ từ 15-20 ngàn đồng/m2; công cấy mạ trong 6 giờ100 ngàn đồng/người. Chưa kể ông đã tốn chi phí làm đất, lúa giống, vật tư nông nghiệp... gần 10 triệu đồng. “Nếu cứu được thì năng suất lúa vụ này cũng không cao, sẽ không có lời, có khi còn lỗ. Nhưng là nông dân, ngoài ruộng ra thì tôi đâu còn biết làm gì” - ông Kha bộc bạch.
 
Không chỉ ở ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B mà nhiều diện tích lúa non tại ấp Thượng 1, xã Thường Thới Tiền cũng không hiểu vì sao chết. Anh Lê Văn Cao ngụ ấp Thượng 1 đang rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vụ này, anh thuê 20 công đất với giá 1 triệu đồng/công để làm lúa. Mới xuống giống hơn 15 ngày, lúa không tốt nên anh đã bón phân tổng cộng khoảng 25kg/công nhưng hiện lúa bị thiệt hại khoảng 50%. Ông Nguyễn Văn Quyết làm ruộng gần anh Cao cũng đã rải 3 cử phân cho 3ha ruộng của mình nhưng lúa vẫn không sống nổi, thiệt hại gần 100%. Ông không chăm sóc nữa vì đã “bó tay”, hết phương cứu chữa.
 
Dù nông dân đã thử nhiều cách: bón vôi nhằm giảm phèn trong đất, bón phân, thay nước nhiều lần... lúa vẫn không sinh trưởng, chết dần; có người thử cấy mạ nhưng sau khi cấy, mạ vẫn khô héo và chết. Thậm chí khi lúa chết, nông dân làm đất, gieo sạ lại mà cũng thất bại. Theo thống kê sơ bộ, tổng diện tích lúa bị thiệt hại vụ hè thu năm 2016 ở ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B và ấp Thượng 1, xã Thường Thới Tiền là hơn 40ha, trong đó gần 23ha lúa chết từ 30 - 70%, lúa chết trên 70% có hơn 19ha. Nhiều diện tích lúa bị thiệt hại hoàn toàn, nông dân phải sạ lại 2 - 3 lần, nguyên nhân vẫn chưa xác định được. Nông dân xót xa nhìn lúa chết mà không biết cách nào để cứu vãn.
 
Mong sớm xác định nguyên nhân
 
Theo nhiều nông dân, chỉ vụ hè thu năm nay mới có hiện tượng lúa chết nhiều như vậy. Bà con cho rằng có thể do ảnh hưởng nước thải của các ao nuôi cá. Nhiều hộ khoan giếng lấy nước nuôi cá. Nước thải các ao cá xả ra kênh, nước này lại được dùng để bơm tưới lúa. Anh Lê Văn Cao ở ấp Thượng 1 thông tin: “Có thể do một số ao nuôi cá xả nước thải ra kênh, ít nhiều làm ảnh hưởng lúa. Khi sạ khoảng 1 tuần, nước được đưa vào ruộng nhưng nước có màu xanh. Sau đó, lúa chết từ từ”. Không chỉ anh Cao mà ông Nghiệm, ông Kha và nhiều nông dân khác đang rất mong ngành chức năng sớm tìm ra nguyên dân làm lúa chết để có giải pháp giúp bà con vượt qua “biến cố” này. Nhiều nông dân có lúa bị thiệt hại cũng hy vọng Nhà nước có chính sách hỗ trợ để có vốn tái sản xuất vụ sau.
 
Trong số hơn 40ha lúa bị thiệt hại của 2 xã thì xã Thường Thới Tiền có trên 35ha, chủ yếu tập trung ở ấp Thượng 1. Ông Nguyễn Hoàng Nhung - Chủ tịch UBND xã Thường Thới Tiền cho hay: UBND xã đã cử cán bộ xuống địa bàn nắm tình hình, diện tích lúa bị thiệt hại. Địa phương có báo cáo gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Diện tích lúa bị chết phải sạ lại là hơn 14ha, còn lại thiệt hại từ 30 - 70%. Tình trạng lúa chết nhiều chỉ mới xảy ra ở vụ hè thu này. Mong ngành chuyên môn sớm xác định nguyên nhân chính xác khiến lúa chết, tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp nông dân đối phó với tình trạng trên.
 
Vừa qua, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự và địa phương đã có chuyến khảo sát, kiểm tra, nắm tình hình thực tế tại khu vực có lúa chết nhiều của xã Phú Thuận B và Thường Thới Tiền. Bà Lê Thị Hà - Cán bộ Phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp cho biết: Qua khảo sát, nhận định bước đầu nguyên nhân lúa chết có thể là do ngộ độc phèn kết hợp với ngộ độc hữu cơ. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay mà nông dân bón phân D.A.P sẽ tạo lớp váng trên mặt ruộng, gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nước thải của các hầm nuôi cá hòa vào nguồn nước tưới cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới cây lúa. Bà Hà khuyến cáo nông dân nên đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa để vệ sinh đồng ruộng, rơm rạ có thời gian phân hủy. Trên vùng đất phèn, phải xử lý bằng vôi nhằm hạn chế phèn từ đầu vụ; bón phân cân đối; giai đoạn lúa đẻ nhánh nên giữ mực nước xâm xấp mặt ruộng là vừa.
 
Trước đây, nhiều diện tích lúa ở 2 xã Long Khánh A và Long Khánh B, huyện Hồng Ngự cũng bị chết khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Nay, một số nông dân xã Phú Thuận B và Thường Thới Tiền tiếp tục một phen điêu đứng vì lúa lại chết. Hơn lúc nào hết, nông dân rất cần biết chính xác nguyên nhân làm lúa chết và được hướng dẫn giải pháp khắc phục tình trạng trên để an tâm sản xuất các vụ sau.
 
Hòa Hiệp (Báo Đồng Tháp)

Tin Khác

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1TR HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP – VINCO Tiên Phong Ủng Hộ Và Đồng Hành Cùng Nông Dân ĐBSCL

Chương trình "Đề án 1 triệu hecta lúa giảm phát thải, chất lượng cao" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo tại Việt Nam. Đề án tập trung vào việc xây dựng và triển khai các mô hình canh tác tiên tiến, áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Thông qua các biện pháp như sử dụng phân bón thông minh, quản lý nước hiệu quả và chuyển đổi canh tác, chương trình không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của hạt gạo Việt mà còn góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân. [...]

Xem chi tiết

Ngành Rau Quả Việt Nam Bứt Phá Với Kỷ Lục 7 Tỷ USD - Xuất Khẩu rau quả Việt Nam Cán Đích Sớm

Việt Nam đạt thành tựu nổi bật với xuất khẩu rau quả trong năm 2024, vượt chỉ tiêu chỉ sau 10 tháng. Với các lợi thế từ các hiệp định thương mại và nỗ lực không ngừng, ngành rau quả không chỉ cán đích sớm mà còn hướng tới kỷ lục mới với mục tiêu 7 tỷ USD. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM - CƯỜNG QUỐC XUẤT KHẨU GẠO LẠI ĐỨNG THỨ 3 THẾ GIỚI VỀ NHẬP KHẨU GẠO: CHUYỆN THẬT KHÓ TIN!

Với việc Ấn Độ ban hành ra lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam nhanh chóng chớp lấy thời cơ giá gạo thế giới đang tăng cao để đẩy mạnh chỉ số xuất khẩu. Biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Và để duy trì được vị thế đó, buộc Việt Nam phải nhập khẩu gạo nhằm ổn định lương thực quốc gia.Và không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. [...]

Xem chi tiết

CƠ HỘI VÀNG CHO NÔNG SẢN VIỆT TẠI LỄ HỘI TRÁI CÂY BẮC KINH - TRUNG QUỐC

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc Hỗ trợ nông dân nâng tầm trái cây ra thị trường quốc tế Hợp tác xã và nhóm hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt mức 3 tỷ USD Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc tham dự "Lễ hội Trái cây Việt Nam" tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM GHI DANH TRÊN BẢN ĐỒ NÔNG SẢN THẾ GIỚI NHỜ VÀO SẦU RIÊNG

Dự kiến trong quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu từ các thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Theo Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, năm 2024, diện tích sầu riêng tại tỉnh dự kiến đạt từ 34.000 đến 35.000 ha, với sản lượng trên 300.000 tấn, tiếp tục góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [...]

Xem chi tiết

8 TIÊU CHUẨN ATTP CẦN BIẾT KHI XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Sáng nay, 19.9.2024 tại Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc, Chi cục bảo vệ thực vật đã cập nhật những thông tin quan trọng liên quan đến 8 tiêu chuẩn An toàn thực phẩm quốc gia (ATTP) của Trung Quốc mà bà con cần nắm rõ. Đây là những tiêu chuẩn bắt buộc nhằm đảm bảo sầu riêng của chúng ta đạt chất lượng cao nhất khi xuất khẩu sang thị trường này. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM KÝ KẾT NGHỊ ĐỊNH THƯ QUAN TRỌNG, MỞ ĐƯỜNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG TRUNG QUỐC

Sầu riêng đông lạnh và dừa tươi chính thức trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh hai sản phẩm trên, cá sấu cũng đã góp mặt trong danh sách xuất khẩu, mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp, hứa hẹn đem lại những thành công vượt bậc trong tương lai! [...]

Xem chi tiết