Tin Tức Nông Nghiệp

6 - 2016

29

Ở các tỉnh thành phía Nam, Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành. Cần lưu ý đối với lúa <20 ngày sau sạ, theo dõi tình hình rầy di trú để kịp thời che chắn nước hạn chế rầy chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Các tỉnh có gieo sạ lúa thu đông theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống né rầy. 
 
Ảnh minh họa

1. Trên lúa 
 
a) Các tỉnh phía Bắc 
 
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng; sâu non gây hại nhẹ trên mạ. 
 
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại nhẹ diện hẹp trên mạ và lúa mùa sớm giai đoạn đẻ nhánh. 
 
- Ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn lá, sâu năn, bọ trĩ… tiếp tục hại trên mạ và lúa mùa cực sớm, sớm. 
 
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên 
 
- Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại tập trung trên lúa xuân hè, hè thu sớm giai đoạn làm đòng - trỗ chắc. 
 
- Bệnh lem lép thối hạt phát sinh hại chủ yếu lúa xuân hè giai đoạn trỗ - chắc, hại nặng các giống lúa hạt tròn, vỏ mỏng và trỗ bông trong điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ có mưa giông. 
 
- Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại nhẹ trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. 
 
- Sâu non đục thân 2 chấm hại cục bộ gây bông bạc trên lúa đòng trỗ và dảnh héo trên lúa đẻ nhánh - làm đòng. 
 
- Bệnh đạo ôn lá phát sinh hại nhẹ rải rác trên lúa hè thu sớm và lúa rẫy ở Tây Nguyên. 
 
- Chuột: Hại nhẹ trên lúa xuân hè, hè thu giai đoạn xuống giống - đòng trỗ. 
 
- Ốc bươu vàng: Phân bố trên đồng ruộng theo nguồn nước tưới. 
 
c) Các tỉnh phía Nam 
 
- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành. Cần lưu ý đối với lúa <20 ngày sau sạ, theo dõi tình hình rầy di trú để kịp thời che chắn nước hạn chế rầy chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Các tỉnh có gieo sạ lúa thu đông theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống né rầy. 
 
- Do điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và có thể gia tăng tỷ lệ nhiễm. Vì vậy trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh đạo ôn lá, khi phun thuốc đảm bảo nguyên tắc "4 đúng" và không phun phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn lá. 
 
- Hiện lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ thích hợp cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển. Giai đoạn lúa dưới 40 ngày khuyến cáo nông dân không phun ngừa và phun khi sâu ở mật số thấp tránh bộc phát rầy nâu ở giai đoạn lúa trỗ. Giai đoạn đòng trỗ nếu mật số sâu > 20 con/m2 thì cần phun thuốc phòng trừ và phải phun đúng vào giai đoạn phát dục tuổi 2 - 3 mới cho hiệu quả cao. 
 
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, bệnh bạc lá ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh lem lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp. 
 
2. Trên cây trồng khác 
 
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Điện Biên... cần theo dõi và phòng chống kịp thời không để lan sang lúa và rau màu. Hiện châu chấu tre đang di chuyển từ Lào sang gây hại, có khả năng gây hại diện tích cây trồng tại Sơn La. 
 
Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. 
 
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng. 
 
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ. 
 
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL. 
 
- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng với mức độ nhẹ.
 
Theo Cục Bảo vệ thực vật

 

Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao sử dụng Chatot 600 WG pha gói 15g/bình 16 lít. Lượng nước phun 400 - 600 lít/ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ sử dụng Emagold 6.5 WG pha 5 - 10g/bình 16 lít hoặc Classico 480Ec pha 20 - 25 ml/bình 16 lít. Phun khi sâu tuổi nhỏ.

- Bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn sử dụng Athuoctop 480 SC kết hợp thuốc đặc trị vi khuẩn Ychatot 900SP với liều lượng 15 - 20 ml/bình 16 lít + gói Ychatot 3g/ bình 16 lít. hoặc sử dụng Copperion 77WP pha 25g/16lit (giai đoạn lúa chưa trổ). Phun ướt đều hai mặt lá.

- Trên cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả), rỉ sắt sử dụng Athuoctop 480SC hoặc Hexazole hoặc Copperion 77wp

- Trên cây tiêu: Bệnh chết chậm sử dụng Metaxyl kết hợp Ychatot 900 SP hoặc sử dụng COPPERION 77WP 200g/200 lit nước cho đổ gốc.

- Thanh long: Bệnh đốm trắng (tắc kè) Sử dụng Athuoctop 480Sc + Ychatot 900 SP phun phòng và khi bệnh mới xuất hiện. Hoặc thuốc gốc đồng COPPERION 77 WP pha 25g/16l. Thanh long giai đoạn chong đèn có hiện tương teo cành, thối rễ sử dụng Vino Roots + Tricho Humic giúp kích thích ra rễ, giải độc phèn, giải độc hữu cơ. Trên cành cho phun Vino79 pha 30 - 50ml/bình 16 lít giúp cành xanh, cây sung mãn, phân hóa mầm hoa đều đặc biệt không làm lem trái. Giai đoạn nuôi trái sử dụng WASAWA pha 50ml/16l giúp lớn trái, lên màu, đặc ruột.

- Cây Sắn (Khoai mì): Rệp sáp bột hồng sử dụng Classico 480EC pha 20 - 25 ml/bình 16 lít hoặc chai 450ml/ pha 400 lít nước

- Cây xoài: Xoài có hiện tượng bị thán thư và đen bông do vi khuẩn vào mùa mưa sử dụng Athuoctop 480 SC + Thuốc đặc trị vi khuẩn Ychatot 900 Sp pha liều lượng chai 100ml Athuoctop + gói Ychatot 30g/pha 200 lít nước phun xịt rửa vườn khi xoài gặp mưa hoặc khi bệnh chớm xuất hiện. Sau đó sử dụng Vino79 chai 500ml/400 lít nước. Xịt dưỡng bông, dưỡng trái giúp bông sáng, tỷ lệ đậu trái cao và lớn trái.


Tin Khác

LÔ SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM CHÍNH THỨC CẬP BẾN TRUNG QUỐC

Sáng 24/3, Công ty Cổ phần nông sản Nam Đô và đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc tổ chức lễ ký kết và vận chuyển 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ nhà máy tại huyện Krông Pắc, Đắk Lắk lên đường sang Trung Quốc. Đây là lô hàng sầu riêng đông lạnh đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào ngày 19/8/2024. [...]

Xem chi tiết

QUẢN LÝ TƯỚI TIÊU TRONG CANH TÁC SẦU RIÊNG: TỪ CƠ CHẾ SINH LÝ ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Kính Thưa Quý Nhà Nông! Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Là môi trường hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận khác, đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, nước giúp điều hòa nhiệt độ thông qua quá trình thoát hơi nước, duy trì hoạt động quang hợp và hô hấp. Trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, nước là yếu tố quan trọng giúp hoa nở và trái phát triển ổn định. Đặc biệt, quản lý lượng nước hợp lý trong giai đoạn trái phát triển và thu hoạch có thể cải thiện đáng kể chất lượng cơm và màu sắc trái sầu riêng, đồng thời giảm thiểu tình trạng rụng trái non. [...]

Xem chi tiết

NUÔI KIẾN VÀNG LÀM "VỆ BINH" - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VƯỜN BƯỞI HỮU CƠ

Nuôi kiến vàng trong canh tác vườn bưởi của anh Mão - Thanh Hóa là một trong những hướng đi đột phá mang tính khác biệt nhưng đầy hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp canh tác có 1-0-2 này đã giúp anh tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất không chỉ vậy mà còn cải thiện chất lượng của quả bưởi và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. [...]

Xem chi tiết

CANH TÁC LÚA THEO HƯỚNG IPHM - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ

QUẢ Việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp tiên tiến là chìa khóa để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Một trong những giải pháp nổi bật hiện nay là IPHM (Integrated Pest and Health Management - Quản lý dịch hại và sức khỏe cây trồng tổng hợp). Đây là phương pháp canh tác bền vững, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. [...]

Xem chi tiết

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1TR HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP – VINCO Tiên Phong Ủng Hộ Và Đồng Hành Cùng Nông Dân ĐBSCL

Chương trình "Đề án 1 triệu hecta lúa giảm phát thải, chất lượng cao" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo tại Việt Nam. Đề án tập trung vào việc xây dựng và triển khai các mô hình canh tác tiên tiến, áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Thông qua các biện pháp như sử dụng phân bón thông minh, quản lý nước hiệu quả và chuyển đổi canh tác, chương trình không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của hạt gạo Việt mà còn góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM - CƯỜNG QUỐC XUẤT KHẨU GẠO LẠI ĐỨNG THỨ 3 THẾ GIỚI VỀ NHẬP KHẨU GẠO: CHUYỆN THẬT KHÓ TIN!

Với việc Ấn Độ ban hành ra lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam nhanh chóng chớp lấy thời cơ giá gạo thế giới đang tăng cao để đẩy mạnh chỉ số xuất khẩu. Biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Và để duy trì được vị thế đó, buộc Việt Nam phải nhập khẩu gạo nhằm ổn định lương thực quốc gia.Và không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. [...]

Xem chi tiết

CƠ HỘI VÀNG CHO NÔNG SẢN VIỆT TẠI LỄ HỘI TRÁI CÂY BẮC KINH - TRUNG QUỐC

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc Hỗ trợ nông dân nâng tầm trái cây ra thị trường quốc tế Hợp tác xã và nhóm hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt mức 3 tỷ USD Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc tham dự "Lễ hội Trái cây Việt Nam" tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM GHI DANH TRÊN BẢN ĐỒ NÔNG SẢN THẾ GIỚI NHỜ VÀO SẦU RIÊNG

Dự kiến trong quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu từ các thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Theo Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, năm 2024, diện tích sầu riêng tại tỉnh dự kiến đạt từ 34.000 đến 35.000 ha, với sản lượng trên 300.000 tấn, tiếp tục góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết