Tin Tức Nông Nghiệp

5 - 2016

16

Ở các tỉnh phía Bắc, rầy nâu - rầy lưng trắng tiếp tục tăng mật độ, gây hại trên các trà lúa bị nhiễm rầy chưa được phun trừ hoặc diện tích phun kém hiệu quả tại các tỉnh Bắc bộ, nhất là các tỉnh có mật độ rầy cao như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Nếu không phòng trừ tốt gây cháy cục bộ trên giống nhiễm. Tại các tỉnh Bắc Trung bộ, rầy tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa giai đoạn trỗ - chín. Tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và có xu hướng giảm. Tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, một số diện tích có mật độ cao, thiếu nước có khả năng gây cháy cục bộ nếu công tác phòng trừ không kịp thời, không đúng kỹ thuật. 
 
Ảnh minh họa

1. Trên lúa 
 
a) Các tỉnh phía Bắc 
 
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục gây hại diện hẹp trên những diện tích nhiễm chưa được phun trừ hoặc những diện tích phun kém hiệu quả. Nhất là đối với tỉnh ven biển như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng... 
 
- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Tiếp tục tăng mật độ, gây hại trên các trà lúa bị nhiễm rầy chưa được phun trừ hoặc diện tích phun kém hiệu quả tại các tỉnh Bắc bộ, nhất là các tỉnh có mật độ rầy cao như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Nếu không phòng trừ tốt gây cháy cục bộ trên giống nhiễm. Tại các tỉnh Bắc Trung bộ, rầy tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa giai đoạn trỗ - chín. Tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và có xu hướng giảm. Tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, một số diện tích có mật độ cao, thiếu nước có khả năng gây cháy cục bộ nếu công tác phòng trừ không kịp thời, không đúng kỹ thuật. 
 
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn trỗ - chín. Đặc biệt trên những ruộng gieo cấy các giống nhiễm, bị đạo ôn lá nặng, bón phân không cân đối, thừa đạm trong điều kiện thời tiết thuận lợi. 
 
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục gây hại tăng trên lúa giai đoạn ôm đòng - trỗ bông. Bệnh sẽ lây lan nhanh do gặp mưa to kèm theo gió, hại nặng trên các chân ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm. 
 
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành lứa 2 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ bông. 
 
- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa trà sớm trỗ bông - chín sữa, lúa chính vụ làm đòng tại các tỉnh. 
 
- Các đối tượng khác gây hại nhẹ, rải rác trên các trà lúa. 
 
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên 
 
- Sâu cuốn lá nhỏ... phát sinh hại nhẹ lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh; sâu keo, bọ trĩ... phát sinh hại chủ yếu lúa xuân hè, hè thu sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh. 
 
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh - cuối đẻ và lúa hè thu sớm giai đoạn gieo sạ - đẻ nhánh. 
 
- Ốc bươu vàng: Tập trung ở vùng trũng thấp. 
 
c) Các tỉnh phía Nam 
 
- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 4. Trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, rầy chủ yếu gây hại ở mức nhẹ; giai đoạn đòng trỗ dự báo mật số rầy trung bình. 
 
- Cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ bọ trĩ và các loại sâu... nhằm bảo tồn thiên địch, hạn chế bộc phát rầy nâu, sâu cuốn lá, muỗi hành, nhện gié vào giai đoạn sau. 
 
- Bón phân cân đối, tưới tiêu nước hợp lý nhằm giúp lúa phát triển tốt, giảm đổ ngã, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ và sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh. 
 
- Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu vào đèn, theo dõi hạn mặn để bảo đảm việc xuống giống thật hiệu quả cho các diện tích lúa hè thu còn lại. 
 
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, chuột trên lúa ở giai đoạn mạ; bệnh đạo ôn, muỗi hành và rầy phấn trắng giai đoạn đẻ nhánh - đòng. 
 
2. Trên cây trồng khác 
 
- Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy...gây hại trên rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. 
 
- Bệnh lùn cây ngô tiếp tục tồn tại gây hại trên những diện tích chưa được xử lý. 
 
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng. 
 
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ. 
 
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
 
Theo Cục Bảo vệ thực vật

Tin Khác

8 TIÊU CHUẨN ATTP CẦN BIẾT KHI XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Sáng nay, 19.9.2024 tại Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc, Chi cục bảo vệ thực vật đã cập nhật những thông tin quan trọng liên quan đến 8 tiêu chuẩn An toàn thực phẩm quốc gia (ATTP) của Trung Quốc mà bà con cần nắm rõ. Đây là những tiêu chuẩn bắt buộc nhằm đảm bảo sầu riêng của chúng ta đạt chất lượng cao nhất khi xuất khẩu sang thị trường này. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM KÝ KẾT NGHỊ ĐỊNH THƯ QUAN TRỌNG, MỞ ĐƯỜNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG TRUNG QUỐC

Sầu riêng đông lạnh và dừa tươi chính thức trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh hai sản phẩm trên, cá sấu cũng đã góp mặt trong danh sách xuất khẩu, mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp, hứa hẹn đem lại những thành công vượt bậc trong tương lai! [...]

Xem chi tiết

RỦI RO TIỀM ẨN TỪ LÀN SÓNG TRỒNG SẦU RIÊNG Ồ ẠT

Với hương vị đặc trưng và giá trị kinh tế cao, sầu riêng đang thu hút sự quan tâm đông đảo từ nông dân, dẫn đến một làn sóng ồ ạt chuyển đổi canh tác sang trồng sầu riêng trên toàn quốc. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng, đòi hỏi các nhà nông phải chú ý để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả trong sản xuất. [...]

Xem chi tiết

BÀI HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỪ TRIẾT LÝ “ĐỦ ĐẦY” CỦA NGƯỜI THÁI: GÓC NHÌN CHUYÊN SÂU DÀNH CHO VIỆT NAM

Triết lý kinh tế “Đủ Đầy” là một trong những mục tiêu phát triển nông nghiệp của người Thái. Với châm ngôn “Không Ai Giàu Một Minh”, người Thái đã và đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thế giới trong lĩnh vực NÔNG NGHIỆP. [...]

Xem chi tiết

NÔNG DÂN CẦN THƠ HÀO HỨNG NHẬN THƯỞNG NÓNG KHI ÁP DỤNG TRỒNG LÚA GIẢM PHÁT THẢI TRONG NHÀ KÍNH

Sáng 30.7 tại TP. Cần Thơ, 38 nông hộ ở xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh vui mừng khi được nhận thưởng nóng từ thực hành sản xuất lúa theo gói canh tác 1 phải 5 giảm, giảm phát thải khí nhà kính. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái để xây dựng hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bao trùm và có khả năng phục hồi”. [...]

Xem chi tiết