Tin Tức Nông Nghiệp

4 - 2016

22

Hàng loạt vườn cà phê ở Tây Nguyên đã chết khô sau nhiều tháng hạn hán, khiến người dân phải chặt bỏ “dù đứt từng khúc ruột”, trong bối cảnh giá cà phê triền miên ở mức thấp đã nhiều năm.
 
Một gốc cà phê cần 400-700 lít nước một lần tưới và cả mùa khô cần 4-6 lần tưới nhưng nhiều vườn từ đầu năm đến nay mới chỉ tưới 1-2 lần - Ảnh minh họa.

Hiện trên nhiều rẫy cà phê ở các khu vực tâm hạn của Tây Nguyên - được đánh giá là nghiêm trọng nhất 20 năm qua - người dân đã buông xuôi, mặc khối tài sản cả trăm triệu đồng chết khô vì không có nước tưới.
 
Một gốc cà phê cần 400-700 lít nước một lần tưới và cả mùa khô cần 4-6 lần tưới nhưng nhiều vườn từ đầu năm đến nay mới chỉ tưới 1-2 lần. 
 
Tại những vùng tâm hạn, có vườn còn chưa được tưới lần nào, khiến cây cà phê chết hàng loạt.
 
Sản lượng giảm 1/4
 
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), hiện sản xuất cà phê đang chịu ảnh hưởng nặng do hạn hán tồi tệ nhất suốt ba thập kỷ qua. 
 
Thiếu nước, khô hạn đe dọa trên 165.000 ha (gần 30% tổng diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên), trong đó, 40.000 ha bị chết.
 
“Bình thường Tây Nguyên đã thiếu nước nhưng tình trạng năm nay trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu cà phê. Dự kiến năm 2016, Việt Nam chỉ có 1 triệu tấn cà phê nhân để xuất khẩu, giảm 25% so với 2015. Lượng tồn kho trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa”, ông Nguyễn Nam Hải - Phó chủ tịch Vicofa, nhấn mạnh.
 
Từ 3 năm trở về trước, mỗi năm Việt Nam thu hoạch và xuất khẩu 1,5-1,6 triệu tấn cà phê. Nhưng từ 2 năm trở lại đây, do hạn hán và tình trạng nhiều vườn già cỗi đã khiến sản lượng cà phê của nước ta liên tục sụt giảm.
 
Tại hội thảo “Giải pháp khoa học - công nghệ chống hạn và phát triển bền vững cà phê, hồ tiêu, điều vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng, các cơ quan chức năng cần có những chủ trương và giải pháp về thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.
 
Trước mắt, cần chủ động tăng cường các giải pháp phòng và chống hạn nhằm bảo vệ sản xuất, như tiến hành nạo vét các tuyến kênh dẫn, đắp đập tạm để giữ nước, lắp đặt trạm bơm dã chiến để bơm nước từ sông suối, đào và khoan giếng để khai thác nước ngầm...
 
TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng, các tỉnh Tây Nguyên thiếu nghiêm trọng các công trình thuỷ lợi thâm canh cây cà phê, nên hàng năm đến mùa khô, diện tích cà phê bị khô hạn ngày càng tăng. 
 
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt như hiện nay, các địa phương trong vùng cần tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các công trình thủy lợi để chủ động nguồn nước phục vụ thâm canh cây cà phê.
 
Giá bán vẫn bấp bênh
 
Nông dân trồng cà phê không chỉ khốn đốn vì mất mùa, mà còn vì mất giá. Cho dù hai tháng qua, giá cà phê trên thị trường nội địa đã tăng trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp xa so với kỳ vọng.
 
Theo các đại lý kinh doanh cà phê, giá cà phê các đại lý mua vào từ nông dân dao động 33-35 ngàn đồng/kg, tăng từ 4-4,5 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 2/2016.
 
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng nhân dịp giá tăng, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang các nước. Giá cà phê Robusta xuất khẩu giao tại cảng Tp.HCM hiện đã tăng 11 USD, lên 1.493 USD/tấn so với đầu tháng 4/2016.
 
Chuyên gia nhận định, giá cà phê thế giới và Việt Nam thời gian gần đây đang tăng là do thời tiết khô hạn. Thế nhưng giá chỉ tăng chút đỉnh còn thị trường thì vẫn bình bình, chưa thực sự tăng tốc.
 
Trên thị trường thế giới, giá hai sàn kỳ hạn London và New York đang đi những bước khó chịu nhất, giữa một bên là kỹ thuật đang rất bấp bênh, một bên là các yếu tố cung cầu, đặc biệt thời tiết nóng hạn tại Tây Nguyên, Việt Nam.
 
Đóng cửa phiên cuối tuần 15/4, giá London đứng tại 1.552, tức còn 5 USD nữa mới vượt ngưỡng bình quân di động 200 ngày vừa qua.
 
Một số nhà phân tích cho rằng, thị trường cà phê nói chung đang vững với các yếu tố sau: thời tiết khô hạn tại các vùng trồng cà phê robusta Việt Nam và Brazil, nhu cầu mua hàng của rang xay vẫn còn cho robusta dù họ đòi trả giá trừ lùi rẻ hơn hiện nay.
 
Ngay cả về kỹ thuật, hai sàn kỳ hạn vẫn có những yếu tố tích cực nhưng lý do chưa “bung” là do dân kinh doanh tài chính tin rằng giá dầu thô sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cà phê, nên cần đợi.
 
Thị trường thế giới đã nhận thông điệp mất mùa do hạn hán từ Việt Nam, nhưng giá cà phê trên thị trường thế giới vẫn chưa thực sự tăng mạnh, khiến cả nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở nước ta vô cùng ngán ngẩm.
 
Người ta vẫn còn hy vọng từ nay đến khi mùa mưa về (không biết lúc nào), giá trong phiên trên sàn sẽ dao động mạnh. Tuy nhiên, khó kỳ vọng tăng cao. Nếu thực sự đến cuối tháng 5/2016 không mưa, bấy giờ giá kỳ hạn mới lấy đà tăng mạnh.
 
Nếu cuối tháng 4 hay đầu tháng 5/2016 mùa mưa về, biến động giá sẽ bất lợi do thị trường phải chỉnh lại theo thực tế của thời tiết xảy ra. 
 
Có nghĩa là, nếu có mưa, nông dân trồng cà phê sẽ mừng cho cây cà phê hết khát, nhưng khi đó sẽ hết hy vọng giá cà phê tăng đột biến.
 
Chu Khôi (vneconomy)

Tin Khác

LÔ SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM CHÍNH THỨC CẬP BẾN TRUNG QUỐC

Sáng 24/3, Công ty Cổ phần nông sản Nam Đô và đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc tổ chức lễ ký kết và vận chuyển 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ nhà máy tại huyện Krông Pắc, Đắk Lắk lên đường sang Trung Quốc. Đây là lô hàng sầu riêng đông lạnh đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào ngày 19/8/2024. [...]

Xem chi tiết

QUẢN LÝ TƯỚI TIÊU TRONG CANH TÁC SẦU RIÊNG: TỪ CƠ CHẾ SINH LÝ ĐẾN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Kính Thưa Quý Nhà Nông! Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. Là môi trường hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ đến các bộ phận khác, đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, nước giúp điều hòa nhiệt độ thông qua quá trình thoát hơi nước, duy trì hoạt động quang hợp và hô hấp. Trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, nước là yếu tố quan trọng giúp hoa nở và trái phát triển ổn định. Đặc biệt, quản lý lượng nước hợp lý trong giai đoạn trái phát triển và thu hoạch có thể cải thiện đáng kể chất lượng cơm và màu sắc trái sầu riêng, đồng thời giảm thiểu tình trạng rụng trái non. [...]

Xem chi tiết

NUÔI KIẾN VÀNG LÀM "VỆ BINH" - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO VƯỜN BƯỞI HỮU CƠ

Nuôi kiến vàng trong canh tác vườn bưởi của anh Mão - Thanh Hóa là một trong những hướng đi đột phá mang tính khác biệt nhưng đầy hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp canh tác có 1-0-2 này đã giúp anh tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất không chỉ vậy mà còn cải thiện chất lượng của quả bưởi và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. [...]

Xem chi tiết

CANH TÁC LÚA THEO HƯỚNG IPHM - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ

QUẢ Việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp tiên tiến là chìa khóa để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Một trong những giải pháp nổi bật hiện nay là IPHM (Integrated Pest and Health Management - Quản lý dịch hại và sức khỏe cây trồng tổng hợp). Đây là phương pháp canh tác bền vững, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. [...]

Xem chi tiết

HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1TR HA LÚA CHẤT LƯỢNG CAO PHÁT THẢI THẤP – VINCO Tiên Phong Ủng Hộ Và Đồng Hành Cùng Nông Dân ĐBSCL

Chương trình "Đề án 1 triệu hecta lúa giảm phát thải, chất lượng cao" hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành lúa gạo tại Việt Nam. Đề án tập trung vào việc xây dựng và triển khai các mô hình canh tác tiên tiến, áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và tăng cường chất lượng sản phẩm. Thông qua các biện pháp như sử dụng phân bón thông minh, quản lý nước hiệu quả và chuyển đổi canh tác, chương trình không chỉ giúp tăng giá trị thương mại của hạt gạo Việt mà còn góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM - CƯỜNG QUỐC XUẤT KHẨU GẠO LẠI ĐỨNG THỨ 3 THẾ GIỚI VỀ NHẬP KHẨU GẠO: CHUYỆN THẬT KHÓ TIN!

Với việc Ấn Độ ban hành ra lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam nhanh chóng chớp lấy thời cơ giá gạo thế giới đang tăng cao để đẩy mạnh chỉ số xuất khẩu. Biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Và để duy trì được vị thế đó, buộc Việt Nam phải nhập khẩu gạo nhằm ổn định lương thực quốc gia.Và không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. [...]

Xem chi tiết

CƠ HỘI VÀNG CHO NÔNG SẢN VIỆT TẠI LỄ HỘI TRÁI CÂY BẮC KINH - TRUNG QUỐC

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc Hỗ trợ nông dân nâng tầm trái cây ra thị trường quốc tế Hợp tác xã và nhóm hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất cây ăn quả để xuất khẩu Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt mức 3 tỷ USD Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã gửi lời chào trân trọng và cảm ơn chân thành tới các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc tham dự "Lễ hội Trái cây Việt Nam" tại Bắc Kinh, Trung Quốc. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM GHI DANH TRÊN BẢN ĐỒ NÔNG SẢN THẾ GIỚI NHỜ VÀO SẦU RIÊNG

Dự kiến trong quý IV/2024, xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu từ các thị trường quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Theo Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, năm 2024, diện tích sầu riêng tại tỉnh dự kiến đạt từ 34.000 đến 35.000 ha, với sản lượng trên 300.000 tấn, tiếp tục góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [...]

Xem chi tiết

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết