Tin Tức Nông Nghiệp

8 - 2024

2

Chiều ngày 1/8, Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo rằng Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã chính thức công bố quy định nhập khẩu bưởi tươi từ Việt Nam sau 3 tháng lấy ý kiến từ các bên liên quan.

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ Thực vật, chương trình mở cửa thị trường cho quả bưởi Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đã được khởi động từ năm 2018. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, quá trình đàm phán chỉ thực sự được đẩy nhanh sau hai năm đại dịch Covid-19.

Sau nhiều vòng đàm phán, đến tháng 4/2024, Cục Bảo vệ Thực vật và Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc đã thống nhất về các yêu cầu kỹ thuật trong cuộc họp song phương. Ngày 18/7, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) chính thức ng bố quy định nhập khẩu quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc trên website của APQA.

Cục Bảo vệ Thực vật và Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc trong buổi họp song phương_Ảnh: Cục Bảo Vệ Thực Vật

Theo quy định, quả bưởi tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ được phân loại và đóng gói tại các cơ sở đã đăng ký với Cục Bảo vệ Thực vật.

Quy Định Khắt Khe Trong Xuất Khẩu Bưởi

Khi quả bưởi tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc đến cơ sở đóng gói, thùng trái cây phải được gắn nhãn rõ ràng. Nhãn phải ghi rõ quả bưởi tươi được sản xuất trong vùng trồng đã đăng ký, bao gồm tên hoặc số đăng ký của vùng trồng. Cơ sở đóng gói xuất khẩu phải xác minh lại thông tin trên nhãn trước khi tiến hành đóng gói.

Khi phân loại quả bưởi tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc, cần đảm bảo rằng quả bưởi được sản xuất từ vùng trồng đã đăng ký, và không được phân loại cùng với bưởi từ vùng chưa đăng ký hoặc các loại trái cây tươi khác.

Cục Bảo vệ Thực vật sẽ giám sát quá trình phân loại quả bưởi tươi để đảm bảo không có sinh vật gây hại, tuân thủ đúng quy định của Hàn Quốc. Quy trình phân loại phải bao gồm rửa bằng nước và làm sạch bằng khí nén.

 

Cục Bảo vệ Thực vật khẳng định: “Việc quả bưởi của Việt Nam được nhập khẩu vào Hàn Quốc là một bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định chất lượng và uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới."

 


Tin Khác

BÃO SỐ 3 (YAGI) CÓ NGUY CƠ MẠNH LÊN THÀNH SIÊU BÃO VÀ DỰ KIẾN SẼ ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ

Bão số 3 (Yagi) hiện đang mạnh lên và có nguy cơ chuyển thành siêu bão trong thời gian tới. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc Bộ, gây ra những tác động nghiêm trọng với gió mạnh và mưa lớn. Người dân trong khu vực cần theo dõi thông tin thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. [...]

Xem chi tiết

VIỆT NAM KÝ KẾT NGHỊ ĐỊNH THƯ QUAN TRỌNG, MỞ ĐƯỜNG XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH SANG TRUNG QUỐC

Sầu riêng đông lạnh và dừa tươi chính thức trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh hai sản phẩm trên, cá sấu cũng đã góp mặt trong danh sách xuất khẩu, mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp, hứa hẹn đem lại những thành công vượt bậc trong tương lai! [...]

Xem chi tiết

RỦI RO TIỀM ẨN TỪ LÀN SÓNG TRỒNG SẦU RIÊNG Ồ ẠT

Với hương vị đặc trưng và giá trị kinh tế cao, sầu riêng đang thu hút sự quan tâm đông đảo từ nông dân, dẫn đến một làn sóng ồ ạt chuyển đổi canh tác sang trồng sầu riêng trên toàn quốc. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này cũng đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng, đòi hỏi các nhà nông phải chú ý để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả trong sản xuất. [...]

Xem chi tiết

BÀI HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỪ TRIẾT LÝ “ĐỦ ĐẦY” CỦA NGƯỜI THÁI: GÓC NHÌN CHUYÊN SÂU DÀNH CHO VIỆT NAM

Triết lý kinh tế “Đủ Đầy” là một trong những mục tiêu phát triển nông nghiệp của người Thái. Với châm ngôn “Không Ai Giàu Một Minh”, người Thái đã và đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thế giới trong lĩnh vực NÔNG NGHIỆP. [...]

Xem chi tiết

NÔNG DÂN CẦN THƠ HÀO HỨNG NHẬN THƯỞNG NÓNG KHI ÁP DỤNG TRỒNG LÚA GIẢM PHÁT THẢI TRONG NHÀ KÍNH

Sáng 30.7 tại TP. Cần Thơ, 38 nông hộ ở xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh vui mừng khi được nhận thưởng nóng từ thực hành sản xuất lúa theo gói canh tác 1 phải 5 giảm, giảm phát thải khí nhà kính. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái để xây dựng hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bao trùm và có khả năng phục hồi”. [...]

Xem chi tiết

THANH LONG “MIỀN TÂY” BÙNG NỔ TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Tại Việt Nam hiện nay, có hai loại giống thanh long chính đang được trồng và phát triển: thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Trong đó, thanh long ruột đỏ là giống chủ lực, được trồng chủ yếu tại khu vực Long An, chiếm tới 97% diện tích, và Tiền Giang với 71%. Đến nay, cây thanh long đã hình thành các vùng sản xuất tập trung tại Long An và Tiền Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn và xuất khẩu. [...]

Xem chi tiết