Thanh long chong đèn 2015: Giải pháp nào để mang lại hiệu quả?

Thời điểm này, nông dân trồng thanh long trong tỉnh Bình Thuận đang bước vào vụ chong đèn vụ nghịch 2015. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, bên cạnh các nhà vườn vẫn đạt kết quả cao trong các lần chong đèn, nhiều nhà vườn khác chong pha điện lần đầu đạt kết quả thấp, không như mong muốn. Thậm chí, có nhiều hộ không ra hoa, mặc dù thời gian chong điện dài (từ 15 - 21 ngày). Bên cạnh đó, hiện nay tuy đã bước vào mùa nghịch, nhưng giá thanh long hiện tại được bán tận vườn với giá chỉ từ 6.000 - 7.000 đồng/kg. Do đó, không ít hộ dân chần chừ chưa muốn chong đèn vì sợ lỗ. Đơn cử, hộ chị Vân ở Hàm Thuận Nam, mặc dù đã bước vào vụ nghịch khá lâu, nhưng vườn thanh long của gia đình vẫn chưa được dọn cỏ, chong đèn. Bởi theo chị, trước tình hình giá cả thế này, cộng thêm công thuê lao động làm cỏ, mắc dây... chắc chắn sẽ lỗ, nên cứ để từ từ. Còn một số hộ đã rút dây sau khi thanh long bắt đầu trổ bông, đang hy vọng chừng hơn 20 ngày nữa, khi thanh long cho thu hoạch, giá cả sẽ cải thiện hơn... 
 
Ảnh minh họa

Đánh giá về tình trạng này, kỹ sư Trần Minh Tân - Chi cục Phó - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, nguyên nhân do thời tiết năm nay có thời điểm bất lợi hơn so với mọi năm. Mặt khác, nhiều trụ và cành thanh long đã bị suy yếu, thậm chí không ít vườn có cành bị teo tóp, thối rễ. Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm 2014, đầu năm 2015, nhiều nhà vườn và trang trại không lấy được lứa chồi non hợp lý và khoa học để phục vụ mùa chong điện 2015. Cộng với đó là tình trạng thanh long bị bóc lột quá nhiều, dẫn đến cây bị suy yếu, kiệt quệ. Việc chăm sóc thanh long đầu vụ điện chưa hợp lý và tuân thủ quy trình kỹ thuật. Giá cả thanh long không hợp lý, nên nhiều nhà vườn có tâm lý chong điện cho ra nụ rồi mới chăm sóc. Ngoài ra, tình hình diễn biến của dịch bệnh đốm nâu, thán thư, tuyến trùng hại rễ...diễn biến phức tạp, làm cho nông dân ngại đầu tư, chăm sóc. Mặt khác, đa phần nông dân vẫn còn chủ quan, khi thời tiết diễn biến phức tạp mà không thích ứng kịp thời, vẫn làm theo kinh nghiệm nên dễ thất bại.  
 
Cần tập trung chăm sóc
 
Để vụ chong đèn thanh long năm 2015 đạt hiệu quả cao, theo kỹ sư Trần Minh Tân, bà con cần chăm sóc cho thanh long có đủ sức để ra nụ, ra hoa. Đồng thời, phải bón phân theo nguyên tắc  “4 đúng” và “4 nhìn” (nhìn trời, đất, cây và hiệu quả kinh tế). Trong đó, ưu tiên các loại phân có hàm lượng lân, cali, can xi, magie, silic, kẽm...Nếu vườn quá suy yếu, ngoài việc bón phân theo “4 đúng”, “4 nhìn”, cần hỗ trợ thêm phân bón lá có hàm lượng lân, can xi, kẽm cao. Kiểm tra độ chắc, khỏe của cành thanh long trước khi chong điện. Nếu cành còn suy yếu thì phải chờ phục hồi hoàn toàn mới bắt đầu chong. Tùy theo điều kiện thời tiết, để quyết định thời gian chong đèn, cũng như kỹ thuật mắc bóng đèn (xen kẽ bóng đèn compact và bóng tròn nếu trời lạnh).
 
Về phía Chi cục Bảo vệ thực vật, thời gian qua đơn vị đã và đang triển khai, mở rộng tập huấn cho các vùng trọng điểm thanh long. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến cáo kỹ thuật; xác định các mô hình về phòng trừ bệnh đốm nâu, thán thư, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...đến với bà con các địa phương trồng thanh long trong tỉnh.
 
 (Báo Bình Thuận)
Nguồn: Tintucnongnghiep.com
Khuyến cáo:
- Giai đoạn Thanh long đang chong đèn, bà con cần chăm sóc cho thanh long có đủ sức để ra nụ, ra hoa cần:
* Sử dụng sản phẩm Vino 79 pha liều lượng 30ml/ bình 16 lít hoặc Chai 500ml/ 200 lít nước  phun trên trụ và cành làm cho cành xanh, khỏe, cây sung mãn giúp quá trình phân hóa mầm hoa tốt hơn. Dưới gốc cho tưới Vino Roots pha liều lượng 100ml/bình 16 lít. Trước khi tưới gốc Thanh long tiến hành cào lớp rơm ra sau đó vun lại để đất luôn ẩm giúp rễ con ra mạnh, giải độc phèn cho đất và ngộ độc cho cây , cải tạo hệ keo đất.
Trường hợp cây bị suy, cành bị vàng  do khai thác Thanh long quá mức: Cho kết hợp Vino79 + Tricho Humic cho đổ gốc giúp cây phục hồi nhanh, xanh, sung mãn sau 7 - 10 ngày.
* Giai đoạn này đang là mùa mưa  bà con cần lưu ý đối với bệnh thán thư, đốm trắng: Ngoài các biện pháp vệ sinh vườn cực kỳ quan trọng bà con nên sử dụng thêm bộ đôi Athuoctop 480 SC+ Ychatot 900SP phòng bệnh, xịt rửa vườn sau khi gặp mưa và khi bệnh mới xuất hiện.